【tỷ số giải la liga】Hậu ly hôn

时间:2025-01-10 11:20:42 来源:Empire777

Ở thời cha mẹ chúng tôi rất ít người có cơ hội tìm hiểu yêu đương,tỷ số giải la liga chủ yếu là mai mối mà nên duyên. Cha mẹ tôi cũng không ngoại lệ, cha xuất ngũ khi đã ngoài 30 và mẹ lúc ấy cũng mới trở về từ lực lượng thanh niên xung phong, là cô gái lỡ thì (thời đó). Chẳng có thời gian tìm hiểu, chẳng có cơ hội nói lời yêu đương, cha mẹ tôi nên duyên nhờ mai mối. 45 năm sống cùng không thể không xảy ra cãi vã, tuy nhiên chỉ nằm trong khuôn khổ của sự giải tỏa bức xúc, tuyệt nhiên chẳng ai đề cập đến chuyện ly hôn hoặc có ý định đó. Không chỉ cha mẹ tôi mà rất nhiều cặp vợ chồng khác cùng thế hệ cũng đều sống và cư xử như thế. Vì đơn giản là thời ấy, hai từ ly hôn thật đáng sợ, nó làm xấu hổ cả gia đình, dòng họ. Nhà nào có con cái bỏ nhau thì cha mẹ không dám ngước mặt nhìn ai, bản thân người bỏ vợ, bỏ chồng cũng bị dè bỉu.

Còn hiện nay, tỷ lệ ly hôn của các cặp vợ chồng Việt ngày càng cao. Đặc biệt là các gia đình trẻ, lý do thì từ phức tạp như ngoại tình, bạo hành, bất đồng quan điểm, lối sống đến đơn giản như anh chồng mê game không lo làm việc, cô vợ mê làm đẹp, mua sắm, không chăm sóc chồng con... Lý do thì có vẻ muôn hình vạn trạng nhưng tựu trung là do lối sống nhanh, yêu vội, chưa đủ thời gian tìm hiểu, chưa trang bị đầy đủ kiến thức về cuộc sống hôn nhân, gia đình. Có những cặp cưới nhau vì... bác sĩ bảo cưới nên khi xuất hiện một đứa trẻ đã khiến cuộc sống đảo lộn, không kịp thích nghi dẫn đến ly hôn.

Chuyện ly hôn bây giờ được nhiều người xem là bình thường, nghĩ đơn giản không hợp thì chia tay. Trước hết về bản thân của người trong cuộc mà không suy xét, sau hôn nhân đổ vỡ sẽ tạo tâm lý e dè, có phần bất mãn với cuộc sống. Rồi họ lại không thể sống một mình suốt đời, lại bước thêm bước nữa và trong cuộc hôn nhân sau này ít nhiều chịu ảnh hưởng bởi cuộc hôn nhân trước vì nhiều mối liên hệ ràng buộc, thêm tâm lý “con chim sợ cành cong” làm họ luôn nơm nớp với cuộc sống hiện tại.

Tiếp theo là hệ lụy cho những đứa con. Chúng lớn lên trong hoàn cảnh gia đình khiếm khuyết, thiếu tình thương và sự chăm sóc của cha hoặc mẹ làm đứa trẻ có cảm giác bị bỏ rơi, hoặc bị bạn bè trêu chọc làm chúng tự ti, mặc cảm. Sau ly hôn, nếu cha mẹ ứng xử tốt thì con ít tổn thương nhưng cha mẹ trở thành “kẻ thù” thì sẽ gieo vào lòng đứa trẻ những suy nghĩ sai lệch về cuộc sống gia đình sau này. Có trường hợp sau ly hôn, cha mẹ phủi trách nhiệm để con lại cho ông bà nội, ngoại chăm sóc, thiếu thốn, nghèo đói dễ dẫn đến trộm cắp, hút chích. Lúc này không còn là vấn đề của gia đình mà trở thành gánh nặng cho xã hội. Số trẻ lớn lên từ sự đổ vỡ của gia đình mà nhận thức tốt, chăm chỉ học tập, trưởng thành là người có ích sẽ không nhiều.

Không phải cuộc ly hôn nào cũng đem đến sự đau khổ cho người trong cuộc nếu các vụ ly hôn do bạo hành. Đó là sự giải thoát cần thiết. Nhưng phải khẳng định, đằng sau ly hôn liên quan đến rất nhiều người khác. Bởi vậy, trước khi quyết định ly hôn nên nghĩ đến hậu quả để hạn chế tối đa những ảnh hưởng không tốt cho bản thân, con cái, gia đình và xã hội.

Đăng Triều

推荐内容