Doanh nghiệp chịu tác động kép
TS. Lê Huy Khôi,ănglươngtốithiểuLợiíchphảitừhaiphíxem trực tiếp kèo nhà cái hôm nay Trưởng ban Nghiên cứu và Dự báo thị trường, Viện nghiên cứu Thương mại cho biết, hiện ngành dệt may đã và đang tạo việc làm và thu nhập ổn định cho khoảng 2,5 triệu lao động trực tiếp và gần 2 triệu lao động gián tiếp, thuộc các ngành công nghiệp phụ trợ, kho bãi, vận chuyển…
Mức lương công nhân trong ngành dệt may khá đa dạng, phụ thuộc vào từng khu vực, giờ làm thêm và nguồn đầu tư. Đánh giá về tác động của tăng lương tối thiểu đến ngành dệt may, ông Khôi cho rằng một mặt sẽ làm tăng chi phí, mặt khác sẽ kéo theo chi phí đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp. Cũng từ ngày 1/1/2016, Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2014 sửa đổi có hiệu lực, như vậy với cách tính đóng BHXH mới, chịu tác động lớn nhất là những doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động như ngành dệt may, sẽ tạo áp lực rất lớn đối với doanh nghiệp khi họ phải chịu tác động kép là tăng lương tối thiểu vùng và mức đóng BHXH.
Do vậy, nếu quá trình điều chỉnh không khéo sẽ không những không tăng thêm được lương cho người lao động, mà gián tiếp làm thu nhập của họ giảm đi, do bản thân người lao động phải đóng bảo hiểm cao hơn và do giá cả các mặt hàng tiêu dùng tăng theo lương tối thiểu.
Theo ông Khôi, tăng lương tối thiểu sẽ cân bằng và điều hòa các bên khi tính đến lợi ích của người lao động lẫn sự chịu đựng của doanh nghiệp. Do vậy, việc điều chỉnh tăng lương nhằm đảm bảo mức sống tối thiểu cho người lao động cần phải có những chính sách quan tâm đặc biệt đến phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động để tăng năng suất lao động. Đây chính là đòn bẩy cho việc tăng thu nhập, tăng tiền lương cho người lao động.
Có nên tăng năng suất rồi mới tăng lương?
Theo bà Phạm Thu Lan, Phó Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (TLĐLĐVN), nâng lương tối thiểu luôn là mong muốn của người lao động, đặc biệt là trong bối cảnh đời sống kinh tế khó khăn và mức lương chưa đáp ứng nhu cầu sống tối thiểu. Về phía doanh nghiệp, tâm lý chung là không muốn tăng lương vì sẽ làm tăng chi phí lao động và ảnh hưởng đến lợi nhuận của đơn vị. Trong nhiều lí do từ chối tăng lương của phía giới chủ có lập luận rằng, năng suất lao động Việt Nam thấp nên không thể tăng lương với mức tăng cao.
Theo bà Lan, năng suất lao động bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố không thuộc sự kiểm soát của người lao động như: môi trường kinh tế - xã hội, chính sách kinh tế vĩ mô, tình hình thị trường, trình độ công nghệ, quan hệ lao động, khả năng về vốn và chất lượng nguồn nhân lực…
Về phía người lao động, yếu tố đóng góp cho tăng năng suất lao động cơ bản chỉ là kỷ luật lao động, vì đa số họ chỉ là lao động phổ thông chưa qua đào tạo nghề. Ngay cả yếu tố này cũng phụ thuộc rất nhiều vào kỹ năng quản trị nhân sự của doanh nghiệp. Trong khi đó, giới chủ luôn muốn tăng năng suất lao động mới có thể tăng lương và người lao động phải tự đào tạo để nâng cao trình độ. Tuy nhiên, lương thấp và không đủ sống, không đủ tái tạo sức lao động bền vững thì khó có thể nghĩ đến việc người lao động tự đào tạo để tăng năng suất.
“Khi chưa đảm bảo mức lương tối thiểu thì chưa thể nói đến tăng năng suất lao động. Ngược lại muốn tăng năng suất lao động, doanh nghiệp phải tăng lương cho người lao động, trước mắt phải đảm bảo mức sống tối thiểu của người lao động”, bà Lan nhấn mạnh. Lương thấp cũng là nguyên nhân của hàng ngàn cuộc đình công và ngừng việc tập thể tự phát ở Việt Nam trong nhiều năm qua, khi đó năng suất lao động sẽ trở về số không.
Bà Lan cũng cho rằng, mặc dù tăng lương tối thiểu trong ngắn hạn sẽ làm tăng chi phí lao động của doanh nghiệp, nhưng về lâu dài sẽ tốt cho doanh nghiệp và cho nền kinh tế. Việc tăng chi phí trước mắt của doanh nghiệp có thể bù đắp đáng kể về lâu dài khi năng suất lao động tăng nhờ các biện pháp điều chỉnh tích cực của doanh nghiệp. Thực tế, Việt Nam mới quan tâm đến mức lương tối thiểu theo hướng đáp ứng nhu cầu sống tối thiểu và mức lương tối thiểu còn xa mới đáp ứng mức lương đủ sống./.
Mai Đan