【bảng xep hạng y】Đề nghị bổ sung giải pháp hạn chế tăng trưởng tín dụng để kiểm soát rủi ro

作者:World Cup 来源:Nhà cái uy tín 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-26 00:55:12 评论数:
Ngân hàng Nhà nước giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng 15% cho các ngân hàng Năm 2024 sẽ đưa thêm 2 triệu tỷ đồng tín dụng,Đềnghịbổsunggiảipháphạnchếtăngtrưởngtíndụngđểkiểmsoátrủbảng xep hạng y kiểm soát chặt cho vay "sân sau" Kỳ vọng tăng trưởng tín dụng năm 2024 sẽ khởi sắc hơn
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp. Ảnh: Quochoi
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp. Ảnh: Quochoi

Tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các TCTD

Trình bày báo cáo tóm tắt một số vấn đề lớn tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Luật, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh cho biết, tiếp thu, chỉnh lý, giải trình ý kiến của các đại biểu Quốc hội và các cơ quan, tổ chức liên quan, dự thảo Luật đã được hoàn thiện bảo đảm yêu cầu cơ cấu lại hệ thống TCTD theo chủ trương của Đảng, nghị quyết Quốc hội; bảo đảm nguyên tắc thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; có tính kế thừa; bảo đảm tính thống nhất trong hệ thống pháp luật, phù hợp với chuẩn mực kế toán và thông lệ quốc tế; tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các TCTD; tăng khả năng chống chịu của hệ thống TCTD; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát ngân hàng…

Dự thảo Luật sau khi tiếp thu, chỉnh lý gồm 15 chương và 210 điều (tăng 7 điều so với dự thảo Luật trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 6).

Thông tin cụ thể về một số vấn đề đã tiếp thu, chỉnh sửa, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế cho biết, về giới hạn cấp tín dụng, dự thảo đã chỉnh lý theo hướng quy định lộ trình cụ thể với thời hạn giảm dần giới hạn cấp tín dụng trong 5 năm từ khi Luật có hiệu lực đến năm 2029 nhằm bảo đảm minh bạch, rõ ràng, đồng thời tránh tác động đột ngột đến hoạt động của các TCTD, nhưng vẫn hạn chế việc tập trung tín dụng vào một khách hàng và một nhóm khách hàng, tăng khả năng tiếp cận tín dụng cho đối tượng khách hàng khác.

Về dự phòng rủi ro thì dự thảo Luật chỉnh lý theo hướng Chính phủ quy định mức trích lập dự phòng rủi ro, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của các TCTD do các nội dung này có liên quan đến các quy định về chế độ kế toán, thuế thu nhập doanh nghiệp...

Về can thiệp sớm TCTD, dự thảo Luật chỉnh lý theo hướng quy định giao Ngân hàng Nhà nước (NHNN) xem xét, quyết định thực hiện can thiệp sớm khi TCTD thuộc một hoặc một số trường hợp, trong đó có trường hợp “số lỗ lũy kế của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài lớn hơn 15% giá trị của vốn điều lệ, vốn được cấp và quỹ dự trữ ghi trong báo cáo tài chính đã được kiểm toán gần nhất hoặc theo kết luận thanh tra, kiểm toán của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và vi phạm tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu”.

Ngoài ra, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng chỉnh lý dự thảo Luật theo hướng bổ sung giải pháp hạn chế tăng trưởng tín dụng nhằm kiểm soát rủi ro cũng như quy mô của TCTD, tránh tình trạng có TCTD đang yếu kém mà vẫn tăng trưởng và mở rộng hoạt động như thời gian qua, khiến cho việc xử lý càng trở nên khó khăn hơn và phải sử dụng nhiều nguồn lực hơn.

Đề nghị bổ sung giải pháp hạn chế tăng trưởng tín dụng để kiểm soát rủi ro
Các đại biểu Quốc hội tham dự phiên họp. Ảnh: Quochoi

Với nội dung về kiểm soát đặc biệt TCTD, dự thảo Luật được chỉnh lý theo hướng giao thẩm quyền cho NHNN xem xét, quyết định đặt TCTD vào kiểm soát đặc biệt khi thuộc một trong các trường hợp theo quy định. Đồng thời, để có cơ sở xử lý các tình huống đặc biệt có thể phát sinh, kế thừa Luật Các TCTD hiện hành, dự thảo Luật quy định: “Trường hợp nhằm bảo đảm an toàn hệ thống TCTD, trật tự, an toàn xã hội khi xử lý TCTD được kiểm soát đặc biệt, Chính phủ quyết định việc áp dụng biện pháp đặc biệt trên cơ sở đề xuất của NHNN và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất”.

Ngoài ra, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh cũng giải trình, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội liên quan đến xử lý trường hợp TCTD bị rút tiền hàng loạt, vay, cho vay đặc biệt; xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm; quy định chuyển tiếp đối với Nghị quyết số 42/2017/QH14 (Điều 210)… Đồng thời đề nghị Chính phủ, NHNN, Thanh tra Chính phủ, các bộ, ngành có liên quan (Bộ Tài chính) tiếp tục có giải pháp tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát, bảo đảm các TCTD hoạt động lành mạnh, tăng tính hiệu lực, hiệu quả của Luật khi ban hành.

Trách nhiệm của các cơ quan thanh kiểm tra đã được hoàn thiện

Góp ý vào dự án Luật Các TCTD, các đại biểu Quốc hội đều bày tỏ đồng tình và nhất trí với Báo cáo tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Luật, nên các đại biểu cho rằng về cơ bản, dự thảo Luật đã đáp ứng được yêu cầu để trình Quốc hội thông qua. Trong đó, đại biểu Hoàng Thị Thanh Thúy (đoàn Tây Ninh) bày tỏ quan điểm ủng hộ chủ trương giảm dần tỷ lệ giới hạn cấp tín dụng nhằm hạn chế tình trạng sở hữu chéo, đảm bảo an toàn trong hệ thống. Tuy nhiên, đại biểu cho rằng, khi giảm tỷ lệ này cần phải giải quyết những khó khăn có thể gặp phải, chẳng hạn như môi trường tín dụng của Việt Nam sẽ kém hấp dẫn hơn so với các quốc gia trong khu vực.

Đại biểu Hoàng Thị Thanh Thúy - Đoàn ĐBQH tỉnh Tây Ninh: Cân nhắc việc phân loại các tổ chức tín dụng
Đại biểu Hoàng Thị Thanh Thúy (đoàn Tây Ninh) đề nghị cân nhắc việc phân loại các TCTD. Ảnh: Quochoi

Vì thế, đại biểu Hoàng Thị Thanh Thúy cho rằng, Ban soạn thảo có thể cân nhắc thêm phương án phân loại các TCTD theo tổng số vốn tự có với mỗi nhóm tỷ lệ giới hạn cấp tín dụng sẽ khác nhau. Bởi lẽ, quy mô vốn của các TCTD hiện nay liên tục gia tăng và có sự phân hóa giữa các ngân hàng thương mại. Do đó, không nên cào bằng, áp dụng tỷ lệ chung cho tất cả các ngân hàng thương mại.

Góp ý vào dự thảo Luật, đại biểu Đoàn Thị Lê An (đoàn Cao Bằng) nhấn mạnh sự cần thiết phải sửa Luật này để phù hợp với thực tế. Về tỷ lệ sở hữu cổ phần giảm xuống, việc khống chế tỷ lệ sở hữu cổ phần có thể ảnh hưởng tới các ngân hàng. Do đó, đại biểu Đào Thị Lê An kiến nghị cần xem xét các thủ tục, làm rõ cơ cấu sở hữu cổ phần, đặc biệt là những trường hợp cố ý làm trái quy định…

Ngoài ra, các đại biểu Quốc hội cũng nếu một số ý kiến còn khác nhau liên quan đến xử lý nợ xấu, các biện pháp can thiệp sớm TCTD... hay những quy định về xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém…

Phát biểu tiếp thu, giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh khẳng định, các nội dung trong dự thảo luật đã bám sát các chính sách lớn đã được thông qua, góp phần nâng cao trách nhiệm của các TCTD, cơ quan quản trị, điều hành các TCTD. Vấn đề minh bạch thông tin cũng được hoàn chỉnh hơn, trách nhiệm của các cơ quan thanh tra, kiểm tra, các bộ ngành liên quan đặc biệt là Bộ Tài chính đã được hoàn thiện.

最近更新