【ngoại hạng anh đêm qua】Giải pháp nâng cao hiệu quả khuyến công

Giải pháp nâng cao hiệu quả khuyến công
Khuyến công góp phần vực dậy nghề mây tre đan

Theảiphápnângcaohiệuquảkhuyếncôngoại hạng anh đêm quao đánh giá từ Sở Công Thương tỉnh, thời gian qua, hoạt động khuyến công đã kịp thời động viên và hỗ trợ các cơ sở công nghiệp nông thôn (CNNT), góp phần kích cầu đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao tay nghề, tiếp nhận công nghệ mới; quảng bá, tiếp thị các sản phẩm đặc trưng và đặc sản trong các kỳ hội chợ trong và ngoài tỉnh. Mặt khác, còn góp phần khôi phục và phát triển một số ngành nghề và làng nghề truyền thống. Điều đáng nói, đó là 1 đồng vốn khuyến công đã thu hút được gần 20 đồng vốn đầu tư của đối tượng thụ hưởng.

Tuy nhiên, qua thực tế triển khai, công tác khuyến công của tỉnh vẫn gặp nhiều vướng mắc. Trong đó, việc xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện không trùng khớp, một số đề án đã đăng ký nhưng không thực hiện được là vấn đề rất khó khắc phục. Nguyên nhân, do thời gian đăng ký kế hoạch khuyến công quốc gia hàng năm quá ngắn nên công tác triển khai thực hiện, nhất là việc hướng dẫn các cơ sở chuẩn bị đề án và hồ sơ, thủ tục gặp nhiều khó khăn. Cùng với đó, đối tượng tiếp nhận kinh phí hỗ trợ chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ trong nông nghiệp nông thôn, năng lực tài chính yếu, đầu tư ứng dụng thiết bị thường theo nhiều giai đoạn, diễn ra trong 2 - 3 năm, do vậy không đáp ứng điều kiện hỗ trợ của hoạt động khuyến công.

Các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp ở các làng nghề truyền thống khó tiếp cận được nguồn vốn khuyến công. Cụ thể, với nội dung đào tạo nghề: Doanh nghiệp tuyển và sử dụng lao động đã qua quá trình truyền nghề hoặc phải tự tổ chức đào tạo trong thời gian dài, trong khi đó, thời gian đào tạo của chương trình khuyến công chủ yếu ngắn hạn. Các trường nghề thường chưa có chương trình đào tạo ngành nghề truyền thống.

Cũng do ngành nghề thủ công, máy móc, thiết bị chủ yếu tự cải tiến hoặc tự chế, do vậy không đáp ứng được điều kiện hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật, ứng dụng thiết bị tiên tiến của chương trình khuyến công…

Để tháo gỡ những vướng mắc trên, Sở Công Thương Thừa Thiên Huế đề xuất: Quy định thời gian đăng ký thực hiện kế hoạch khuyến công quốc gia hàng năm là tháng 6 của năm trước, do đó Cục Công nghiệp địa phương (Bộ Công Thương) cần có văn bản hướng dẫn các địa phương trước đó ít nhất 2 tháng để tạo điều kiện cho việc triển khai, khảo sát, hướng dẫn và lập đề án đăng ký thực hiện.

Đối với các nội dung xây dựng mô hình trình diễn, ứng dụng thiết bị tiên tiến, trong trường hợp doanh nghiệp đầu tư trong 2 năm, đề nghị Bộ Công Thương xem xét các thủ tục nghiệm thu thanh toán, quyết toán có thể chấp nhận thiết bị và chứng từ tài chính năm trước.

Về nội dung hỗ trợ các sản phẩm CNNT tiêu biểu, khi đơn vị tổ chức đầu tư mở rộng sản xuất đề nghị không nhất thiết phải là thiết bị tiên tiến, mới. Thông qua các phương tiện truyền thông tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến chính sách của trung ương và địa phương về chương trình khuyến công đến tận cơ sở sản xuất CNNT.

Trong 5 năm (2012-2017), khuyến công Thừa Thiên Huế được hỗ trợ 14,26 tỷ đồng, bao gồm khuyến công quốc gia và khuyến công địa phương. Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp tỉnh đã triển khai 92 đề án. Ngoài ra, hàng năm các huyện, thị xã cũng bố trí khoảng 1,5 tỷ đồng cho hoạt động khuyến công tại địa phương.
Cúp C2
上一篇:Bộ Nội vụ: Dành 10% tổng quỹ tiền lương cơ bản để thu hút nhân tài
下一篇:Lần đầu tiên toàn quốc thực tập phương án chữa cháy 'Tổ liên gia an toàn PCCC'