【lich thi bóng đá hôm nay】Ngành nuôi tôm Sóc Trăng nỗ lực ‘vượt bão’ Covid
作者:Nhận Định Bóng Đá 来源:Thể thao 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-11 02:00:54 评论数:
Những tháng đầu năm 2021,ànhnuôitômSócTrăngnỗlựcvượtbãlich thi bóng đá hôm nay giá tôm ở Sóc Trăng ở mức cao so với cùng kỳ năm trước |
Trong đó, diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng 40.000 ha (chiếm 75,5% diện tích thả nuôi) và tôm sú 13.000 ha (chiếm 75,5% diện tích thả nuôi). Diện tích nuôi tôm thâm canh và bán thâm canh chiếm 93,7%. Bên cạnh đó, nhu cầu giống tôm nước lợ đã thả nuôi gần 16.500 triệu con giống (tôm thẻ chân trắng ước trên 14.320 triệu giống).
Đại diện UBND tỉnh Sóc Trăng đánh giá, mùa vụ nuôi tôm năm 2021 của tỉnh cơ bản thành công về diện tích và sản lượng.
Ông Huỳnh Ngọc Nhã - Giám đốc Sở Nông nghiệp - Phát triển nông thôn tỉnh Sóc Trăng cho biết: “Trong những tháng đầu năm 2021, giá tôm luôn ở mức khá cao so với cùng kỳ năm trước, nhưng vào thời điểm từ đầu tháng 7 đến cuối tháng 8/2021 (khoảng thời gian dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp) giá tôm liên tục giảm. Từ đầu tháng 9 đến nay, giá tôm nguyên liệu bắt đầu tăng trở lại. Tính đến cuối tháng 11/2021, kim ngạch xuất khẩu thủy sản toàn tỉnh đạt 927 triệu USD… Mùa vụ nuôi tôm năm 2021 của tỉnh Sóc Trăng đã cơ bản thành công về kế hoạch diện tích, sản lượng và tỷ lệ thiệt hại chỉ xảy ra ở mức khoảng 6%”.
Ao nuôi tôm theo hướng công nghệ cao |
Đại diện Sở Nông nghiệp - Phát triển nông thôn tỉnh Sóc Trăng chia sẻ, khó khăn lớn nhất ngành thủy sản tỉnh Sóc Trăng trong năm 2021 là sự tác động của dịch bệnh Covid-19 đã làm cho giá tôm thương phẩm thấp; cùng với đó diện tích thiệt hại nhiều nhất tập trung vào tháng 7 chủ yếu là do sự biến động của môi trường.
Ứng phó với tình hình trên, sở đã nhanh chóng thông tin về giá cả thị trường, quan trắc môi trường, dịch bệnh, cảnh báo kịp thời cho các vùng nuôi. Việc tuyên truyền đã tác động tích cực đến người nuôi tôm. Theo đó, diện tích ao đất thả nuôi mật độ thưa hơn do áp lực của giá các yếu tố đầu vào tăng, giá tôm giảm, người nuôi ao đất đã nắm bắt được thông tin và tính toán được là phải giảm mật độ để nuôi tôm kích cỡ lớn.
Lúc này, việc thả nuôi được người dân bố trí theo mô hình thả cuốn chiếu. Người dân cũng tích cực áp dụng các quy trình kỹ thuật tiên tiến, tập trung công nghệ nhằm nâng cao năng suất, an toàn thực phẩm…; từ đó góp phần hạn chế được thiệt hại, dù thời tiết đầu vụ nuôi có xảy ra nắng nóng kéo dài.
Diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng ở Sóc Trăng là 40.000 ha (chiếm 75,5% diện tích thả nuôi) |
Bên cạnh đó, tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật và tuyên truyền các văn bản quản lý nhà nước chuyên ngành đến từng hộ dân cũng là yếu tố then chốt để nuôi tôm vượt khó trong giai đoạn đặc biệt.
Trong năm qua, ngành nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng đã tổ chức 166 lớp tập huấn, với các nội dung về chuyển giao khoa học kỹ thuật trong nuôi: tôm nước lợ, cá kèo, cá chốt, tôm càng xanh, lươn… Cùng với đó, tỉnh đẩy mạnh tuyên truyền các văn bản quản lý nhà nước chuyên ngành, đặc biệt là tuyên truyền thực hành nuôi trồng thủy sản có trách nhiệm theo tiêu chuẩn VietGAP và các tiêu chuẩn khác. Ngoài ra, tỉnh cũng xác định công tác xây dựng và triển khai nhân rộng các mô hình hiệu quả mới, công nghệ tiên tiến đến với người dân có ý nghĩa rất quan trọng trong nâng cao hiệu quả kinh tế.
Nhờ đó, trong năm nay, toàn tỉnh đã thực hiện 126 mô, với các nội dung như: nuôi cá chốt nghệ - sử dụng thức ăn nhân tạo; nuôi luân canh tôm sú - lúa; xen canh tôm càng xanh toàn đực - lúa; nuôi vọp, ốc len, cá hồng mỹ, nuôi tôm theo hướng VietGAP; nuôi tôm sú ghép với cá rô phi; kết hợp nuôi cá đối mục trong ao lắng; mô hình nuôi tôm áp dụng quy trình tuần hoàn khép kín; nuôi tôm kết hợp cá rô phi; nuôi tôm có hố xi-phon; nuôi 2 - 3 giai đoạn…
Tôm là một trong những sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Sóc Trăng |
Để vụ nuôi tôm nước lợ năm 2022 tiếp tục đạt kết khả quan, UBND tỉnh Sóc Trăng đã yêu cầu ngành nông nghiệp, các ngành liên quan, các địa phương nuôi tôm xây dựng kịch bản ứng phó linh hoạt sản xuất trong tình hình dịch bệnh; quản lý chặt 3 yếu tố: đầu vào, tổ chức sản xuất và liên kết đầu ra sản phẩm; thành lập các tổ hợp tác thu hoạch, vận chuyển tôm; đánh giá các mô hình nuôi tôm ao bạt; thực hiện công tác quan trắc cảnh báo môi trường dịch bệnh; tiếp tục đào tạo nâng cao chuyên môn cho đội ngũ cán bộ kỹ thuật và kỹ thuật cho hộ nuôi tôm…
T.H