当前位置:首页 > Nhận Định Bóng Đá

【bxh bd ba lan】Phát huy vai trò của mô hình “Tổ hòa giải 5 tốt”

UBND huyện Gia Lâm tổ chức hội nghị tuyên truyền phổ biến Luật Thủ đô 2024 cho cán bộ công chức cấp xã, trưởng thôn, tổ trưởng tổ hòa giải, các hòa giải viên… trên địa bàn huyện. Ảnh: Bạch Dương
UBND huyện Gia Lâm tổ chức hội nghị tuyên truyền phổ biến Luật Thủ đô 2024 cho cán bộ công chức cấp xã, trưởng thôn, tổ trưởng tổ hòa giải, các hòa giải viên… trên địa bàn huyện. Ảnh: Bạch Dương

Để triển khai, thực hiện hiệu quả công tác hòa giải cơ sở, hàng năm, UBND huyện Gia Lâm đều ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện các nội dung công tác hòa giải ở cơ sở, chỉ đạo kiện toàn, tổ chức tổ hòa giải và hòa giải viên trên địa bàn theo quy định của Luật Hòa giải cơ sở. Theo Phòng Tư pháp huyện, hiện toàn huyện có 168 tổ hòa giải với 1.146 hòa giải viên, tỷ lệ hòa giải thành đạt bình quân trên 87%. Hiệu quả công tác hòa giải cơ sở được nâng lên, thể hiện qua tỷ lệ các vụ hòa giải thành năm sau cao hơn năm trước, số vụ hòa giải thành ngày càng cao.

Công tác bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ, kỹ năng hòa giải ở cơ sở cho đội ngũ hòa giải viên được xác định là nhiệm vụ thường xuyên theo kế hoạch trọng tâm công tác tư pháp hàng năm; các hội nghị tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng hòa giải được tổ chức định kỳ. 100% tổ hòa giải trên địa bàn huyện được phát miễn phí Ấn phẩm Pháp luật và Xã hội (Báo Kinh tế & Đô thị) theo chương trình của UBND TP.

Thực hiện hướng dẫn của Sở Tư pháp - Ban Thường trực UBMTTQ Việt Nam TP Hà Nội và chỉ đạo của UBND huyện, UBND các xã, thị trấn đã phối hợp với UBMTTQ cùng cấp tổ chức quán triệt, triển khai tới các tổ hòa giải trên địa bàn tổ chức thực hiện các tiêu chí đánh giá “Tổ hòa giải 5 tốt”. Kết quả thực hiện mô hình “Tổ hòa giải 5 tốt” đã mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần nâng cao nhận thức và sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền trong việc hỗ trợ kinh phí bảo đảm kịp thời, đúng quy định; tăng cường sự phối hợp kết hợp của ban công tác mặt trận và các ngành, đoàn thể ở cơ sở trong công tác hòa giải.

Là một trong những xã tiêu biểu trong công tác hòa giải cơ sở ở huyện Gia Lâm, những năm gần đây tỷ lệ hòa giải thành ở xã Đa Tốn đều đạt 100%. Điển hình, trong năm 2023, xã có 12 vụ việc mâu thuẫn, đã hòa giải thành 12/12 vụ, đạt 100%. Năm 2024, xã có 14 vụ mâu thuẫn, tranh chấp được tổ chức hoà giải thành 14/14 vụ, đạt 100%.

Theo Chủ tịch UBND xã Đa Tốn Đinh Văn Giảng, hàng năm, UBND xã đã ban hành và tổ chức thực hiện kế hoạch phổ biến giáo dục pháp luật, hòa giải cơ sở, chuẩn tiếp cận pháp luật trên địa bàn xã. Các tổ hoà giải luôn được hướng dẫn củng cố và kiện toàn, đảm bảo về số lượng và chất lượng hoạt động.

Thành phần tham gia tổ hoà giải các thôn, ngoài những người có uy tín, trình độ năng lực, hoà giải viền còn có các ông, bà là hội thẩm Nhân dân, tuyên truyền viên pháp luật, là Công an đã nghỉ hưu, các thành viên trong đội trật tự, lực lượng tham gia bảo vệ an ninh ở các thôn.

Hoạt động của tổ hòa giải và hòa giải viên ở cơ sở được duy trì một cách thường xuyên, thống nhất, đồng bộ và hiệu quả, góp phần ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật, các mâu thuẫn, xích mích, tranh chấp trong cộng đồng dân cư, hạn chế đơn thư khiếu nại, tố cáo, gìn giữ mối quan hệ đoàn kết, gắn bó giữa các thành viên trong gia đình, cộng đồng dân cư, góp phần đảm bảo an ninh trật tự và phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Hàng năm, UBND xã đều phối hợp với Phòng Tư pháp huyện, Hội Luật gia, các lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự, trật tự cơ sở, các tổ chức, cá nhân có hiểu biết pháp luật để tập huấn, bồi dưỡng cho đội ngũ hoà giải viên, tuyên truyền viên pháp luật. Kinh phí hỗ trợ cho hoạt động hòa giải ở cơ sở được UBND xã thực hiện theo đúng quy định pháp luật về hòa giải ở cơ sở.
Nhiều mô hình thiết thực lan tỏa pháp luật trong Nhân dân

分享到: