Giá nhà đất tăng liên tục hơn 5 năm qua
Tại văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ mới đây,tỷ số đá bóng hôm qua ông Lê Hoàng Châu cho rằng, do thiếu cung trong khi tổng cầu rất lớn, đã dẫn đến tình trạng giá nhà đất tăng liên tục trong hơn 5 năm qua, biểu hiện qua chỉ số giá nhà ở của nước ta cao gấp hơn 20 lần so với thu nhập trung bình của xã hội làm cho nhiều hộ gia đình và cá nhân khó tạo lập được nhà ở.
Theo lãnh đạo HoREA, tình trạng thị trường vừa bị mất cân bằng cung - cầu vừa bị mất cân đối lệch pha về phân khúc nhà ở cao cấp thể hiện rất rõ trong 2 năm gần đây, khi loại nhà ở giá bình dân chỉ chiếm 1% trong năm 2020 và biến mất trong năm 2021 (0%), trong lúc nhà ở cao cấp chiếm đến 74%, dẫn đến nguồn thu ngân sách nhà nước từ đất đai và thị trường bất động sản chưa tương xứng với tiềm năng, thể hiện rất rõ qua nguồn thu tiền sử dụng đất tại TP. Hồ Chí Minh trong giai đoạn 2016 - 2021 là 82.932 tỷ đồng, chỉ chiếm 5,9% tổng thu ngân sách, mà về tiềm năng thì nguồn thu này có thể đạt trên dưới 10% thì mới phù hợp.
Để kéo giảm giá nhà ở cần có giải pháp tăng nguồn cung. Ảnh minh họa: Tuấn Nguyễn |
Ông Lê Hoàng Châu cho rằng, thứ nhất, các bất cập bắt nguồn từ một số quy định của văn bản luật hoặc văn bản dưới luật, hoặc do còn thiếu quy định pháp luật phù hợp (do chưa được ban hành).
Thứ hai, nguyên nhân do hạn chế, vướng mắc trong khâu thực thi pháp luật của một số cơ quan nhà nước có thẩm quyền và một số cán bộ công chức.
Thứ ba, nguyên nhân do việc chấp hành pháp luật, tuân thủ pháp luật chưa nghiêm túc, chưa đầy đủ, thậm chí có trường hợp vi phạm pháp luật của một số doanh nghiệp và lực lượng phi chính thức (đầu nậu, cò đất cò nhà…) trên thị trường.
Cũng trong thời gian qua, đã có một số dấu hiệu biến động của thị trường bất động sản như tình trạng mất cân bằng cung - cầu (do nguồn cung quá ít), lệch pha phân khúc thị trường (lệch về phân khúc nhà ở cao cấp, bất động sản du lịch), phân lô bán nền tràn lan, sốt ảo giá đất, giá nhà (giá nhà đất tăng liên tục), lợi dụng đấu giá đất để trục lợi, lợi dụng việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp để lừa đảo, có hành vi thao túng thị trường chứng khoán… Tất cả các dấu hiệu biến động trên đây tiềm ẩn bất ổn trên thị trường bất động sản và bất ổn về an sinh xã hội về nhà ở.
Giải pháp gỡ nút thắt phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân
Xuất phát từ những bất cập nêu trên, HoREA kiến nghị các địa phương đấu thầu lựa chọn chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội, trong đó ưu tiên đấu thầu dự án cho thuê đối với các phần diện tích đất công thuộc các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao được quy hoạch để phát triển khu lưu trú công nhân, khu nhà ở chuyên gia.
Mặt khác, chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại có thể được lựa chọn hình thức hoặc dành quỹ đất 20% để xây dựng nhà ở xã hội trong dự án, hoặc hoán đổi 20% quỹ đất này bằng số lượng nhà ở xã hội, diện tích đất ở tương đương. Các doanh nghiệp cũng nên được phép đầu tư phát triển nhà ở xã hội cho thuê là phòng trọ, nhà trọ nhằm tăng nguồn cung.
Với nhà ở thương mại, HoREA đề xuất bổ sung trường hợp nhà đầu tư có quyền sử dụng đất khác không phải là đất ở phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển đô thị, nhà ở. Đây sẽ là nguồn cung nhà ở dồi dào cho thị trường do thường là các dự án quy mô lớn.
Đối với các dự án thuộc diện phải rà soát pháp lý, HoREA đề nghị xử lý theo hướng yêu cầu chủ đầu tư thực hiện nghĩa vụ tài chính, sau đó cho phép họ tiếp tục triển khai dự án và cấp sổ hồng cho khách hàng.
Trong trường hợp có đất công nằm xen kẽ trong dự án nhà ở, Chủ tịch HoREA cho rằng, các địa phương cần khẩn trương ban hành tiêu chí tách thành dự án độc lập đối với phần đất công này. Nếu không đủ điều kiện tách thành dự án độc lập thì thực hiện giao, thuê đất cho chủ đầu tư để góp phần làm tăng nguồn cung dự án và sản phẩm nhà ở cho thị trường bất động sản.
Phát biểu tại tọa đàm “Gỡ nút thắt phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân” mới đây, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh cho rằng, hệ thống pháp luật về nhà ở đã ngày càng được hoàn thiện. Nhiều cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ đã được ban hành nhằm khuyến khích phát triển nhà ở xã hội cho các đối tượng chính sách, khó khăn về nhà ở trong đó có công nhân, người lao động tại các khu công nghiệp. Cụ thể như, các dự án nhà ở xã hội được miễn tiền sử dụng đất, giảm 50% thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, hỗ trợ đầu tư hạ tầng kỹ thuật trong và ngoài dự án, cho vay ưu đãi lãi suất thấp...
Để thúc đẩy đầu tư xây dựng nhà ở xã hội cho các đối tượng có khó khăn về nhà ở, Bộ Xây dựng đã có văn bản đôn đốc các địa phương rà soát nhu cầu, chương trình – kế hoạch phát triển nhà ở đặc biệt là nhà ở xã hội, tình hình triển khai các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, cải tạo chung cư cũ; nhu cầu vay vốn ưu đãi (nếu có) của chủ đầu tư các dự án.
Đồng thời, thành lập Tổ công tác liên ngành gồm đại diện Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ngân hàng Chính sách xã hội để đi làm việc với một số địa phương để đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về nhà ở xã hội nhằm kịp thời thúc đẩy tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện./.