【ket qua tran bi】Điều hành xăng dầu không cẩn thận sẽ "méo" thị trường
作者:Cúp C1 来源:Cúp C1 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-25 23:46:23 评论数:
Kiên trì các giải pháp,méoket qua tran bi ổn định kinh tế vĩ mô
Theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam, kinh tế 8 tháng và dự kiến của cả năm đang đi đúng hướng, đạt mục tiêu, kết quả đề ra. Trong đó, kết quả đạt được lớn nhất là việc điều hành thời gian qua của Chính phủ đã ổn định kinh tế vĩ mô một bước. Dự báo năm 2013 sẽ phải tiếp tục ưu tiên nhiệm vụ ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát. Đó là biện pháp căn bản nhất tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.
“Điều vô cùng quan trọng là phải tiếp tục đẩy mạnh đồng bộ, kiên quyết các chương trình tái cơ cấu. Trong đó, trọng tâm nhất là tái cơ cấu ngân hàng, đầu tư và doanh nghiệp nhà nước. Kinh tế vĩ mô luôn tiềm ẩn những bất ổn và chúng ta không kiên trì các biện pháp sẽ khó vượt qua, khó thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình”, Bộ trưởng Vũ Đức Đam nói.
Kiên trì các giải pháp, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ doanh nghiệp. Ảnh: N.N |
Thực tế cho thấy, chỉ số CPI 8 tháng là 2,86% và dự kiến cả năm sẽ đạt từ 7% trở xuống. Tốc độ tăng trưởng GDP quý sau cao hơn quý trước, nhiều khả năng sẽ đạt từ 5 đến 5,5%. Xuất khẩu tăng tương đối tốt, nhập khẩu tăng chậm hơn, nhập siêu thấp và tới cuối năm dự báo sẽ ở mức 1% kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhiên, nhập siêu thấp quá cũng phản ánh nhu cầu nguyên liệu đầu vào của sản xuất giảm xuống.
Năm 2013, phấn đấu tăng trưởng kinh tế đạt mức 6% và lạm phát thấp hơn năm 2012. Xuất khẩu cần tiếp tục duy trì tốc độ như trước đây, nhập siêu có thể cao hơn năm 2012 để đầu vào sản xuất tốt hơn.
Bộ trưởng Vũ Đức Đam cũng cho biết, khi thảo luận xây dựng kế hoạch cho năm 2013, Chính phủ vẫn đặt mục tiêu ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát. Điều đó có nghĩa, chúng ta luôn cảnh giác lạm phát quay lại. Tháng 8 CPI đã tăng trở lại, nhưng cộng 8 tháng vẫn còn ở mức rất thấp. Lạm phát năm 2012 có thể giữ ở mức khoảng 7% và hướng tới giảm tiếp trong những năm sau.
Dù mức tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) có đi xuống thời gian qua, nhưng nếu chủ quan, lạm phát hoàn toàn có thể lại cao, kéo theo rất nhiều hệ lụy. Một nền kinh tế lúc nào cũng có nguy cơ lạm phát, nguy cơ đổ vỡ, thì các nhà đầu tư cả trong và ngoài nước sẽ giảm niềm tin và không muốn đầu tư.
Phải sửa cách điều hành thị trường xăng dầu
Một trong ba vấn đề thu hút sự quan tâm của các cơ quan báo chí trong họp báo chiều qua ngoài vấn đề bắt giữ ông Nguyễn Đức Kiên, ông Dương Chí Dũng, vấn đề điều hành thị trường xăng dầu được nhắc tới nhiều.
Trả lời câu hỏi của báo chí về việc giá xăng dầu bán lẻ liên tục tăng cao, tại sao không giảm thuế suất nhập khẩu xăng dầu, giúp doanh nghiệp hạ giá bán lẻ xăng cho người dân, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam cho biết, Chính phủ đã yêu cầu Bộ Công Thương, Bộ Tài chính từ nay đến cuối năm phải xem xét sửa đổi Nghị định 84/CP về điều hành giá xăng dầu.
Phải xem lại cách điều hành trị trường xăng dâu. Ảnh: N.N |
Tại sao Chính phủ chưa giảm thuế suất nhập khẩu xăng dầu, đó là do mặt hàng xăng dầu tương đối đặc biệt và nước ta đang tiến tới cơ chế thị trường theo định hướng XH&CN. Việc điều hành thị trường xăng dầu như thời gian qua là không còn cách nào khác và nếu không làm cẩn thận sẽ gây “méo mó” thị trường.
“Điều hành mặt hàng xăng dầu ở Việt Nam vẫn chưa theo đúng cơ chế thị trường. Nghị định 84/CP về điều hành giá xăng dầu cho đến nay đã có những mặt tích cực nhưng cũng có những mặt chưa hợp lý vì chưa hoàn toàn theo đúng bản chất của cơ chế thị trường. Trong nước có rất nhiều doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu xăng dầu, tuy nhiên có doanh nghiệp lại chiếm tới 60% tổng lượng xăng dầu nhập khẩu. Chỉ nói tới một con số đó thôi cũng có thể thấy, thị trường xăng dầu chưa có cơ chế thị trường. Xăng dầu hiện nay cũng đang chịu 3 loại thuế, có loại thuế thuộc thẩm quyền của Bộ Tài chính, có loại thuộc thẩm quyền Quốc hội, có loại thuộc thẩm quyền của Chính phủ. Song hiện nay chúng ta vẫn chưa dùng hết công cụ thuộc thẩm quyền của Bộ Tài chính”, Bộ trưởng Vũ Đức Đam nói.
Cũng theo Bộ trưởng Vũ Đức Đam, Chính phủ phải tính toán trên rất nhiều mặt và trên cơ sở Nghị định 84/CP, từ tháng 7/2012 đã giao quyền cho Bộ Tài chính và Bộ Công Thương chỉ đạo sát theo đúng nghị định này và vận dụng tất cả các công cụ mà thế giới vẫn áp dụng như thuế, quỹ bình ổn.
“Chính phủ rất nghiêm khắc trong điều hành giá xăng dầu và trong các cuộc họp thường kỳ Thủ tướng luôn yêu cầu các bộ, ngành chức năng bám sát chỉ đạo của Chính phủ chú ý tới việc công khai hóa, minh bạch hóa mọi chi phí trong kinh doanh xăng dầu. Chính phủ đã giao Bộ Công Thương, Bộ Tài chính từ nay đến cuối năm 2012 phải xem xét và báo cáo về Nghị định 84/CP sẽ phải sửa đổi ra sao để phù hợp với tình hình kinh tế trong nước từ năm 2013 trở đi”, Bộ trưởng Đam cho biết thêm.
Để đạt được các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra trong các tháng cuối năm và cả năm 2012, Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục triển khai đồng bộ, quyết liệt và có hiệu quả các giải pháp, chính sách đề ra trong Nghị quyết số 01/NQ-CP và Nghị quyết số 13/NQ-CP của Chính phủ, các Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ và các văn bản chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ: Tháo gỡ khó khăn hỗ trợ doanh nghiệp, tạo môi trường cho phát triển sản xuất kinh doanh, tăng sức mua, đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa nhưng không làm bất ổn kinh tế vĩ mô và lạm phát tăng cao trở lại. Điều hành chính sách giá cả linh hoạt, hiệu quả; kiểm soát chặt chẽ các loại giá, phí ảnh hưởng hoặc trực tiếp làm tăng chi phí đầu vào của sản phẩm. Nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh; tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Nâng cao chất lượng xúc tiến thương mại và đầu tư; mở rộng thị trường, đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu, nhất là các mặt hàng sản xuất từ nguyên liệu trong nước. Nâng cao chất lượng để tăng giá trị với nhóm hàng sản xuất truyền thống (đặc biệt là nông, lâm, thuỷ sản) không có điều kiện tăng nhiều về khối lượng. Kiểm soát chất lượng hàng nhập khẩu gắn với chống gian lận hàng hóa, hàng giả, hàng kém chất lượng; chú trọng về các tiêu chuẩn kỹ thuật, vệ sinh an toàn thực phẩm. Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra thị trường, xử lý nghiêm và kịp thời các hành vi đầu cơ, găm hàng gây sốt giá ảo. Bảo đảm chất lượng và giá cả các mặt hàng thiết yếu, nhất là giá sữa, giá thuốc chữa bệnh cho người, thuốc bảo vệ động, thực vật, phân bón... và giá cả nguyên vật liệu là đầu vào cho hoạt động sản xuất... |
Hồng Anh