Quảng Ninh: Xây dựng mô hình cửa khẩu số,ảiphápnàochonguồntàichínhhỗtrợdoanhnghiệptậndụdeportivo saprissa vs hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng hiệu quả các FTA Hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng FTA cần cụ thể và có chiều sâu |
Doanh nghiệp còn khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn tín dụng
Thời gian qua, việc thực thi các Hiệp định thương mại tự do (FTA) đã mang lại những tác động tích cực cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp đã tận dụng tốt các ưu đãi thuế quan để tăng trưởng xuất khẩu, đồng thời thông qua dòng vốn đầu tư và nhập khẩu theo các FTA để tăng cường năng lực sản xuất, nâng cao trình độ khoa học công nghệ, nắm bắt các cơ hội hợp tác mới.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy, doanh nghiệp trong nước còn đối mặt với nhiều hàng rào trong quá trình thực thi các FTA. Một trong số đó là nguồn lực tài chính hạn chế.
Toạ đàm Giải pháp tín dụng và nguồn tài chính, hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng FTA |
Chia sẻ về vấn đề này, tại Toạ đàm Giải pháp tín dụng và nguồn tài chính, hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng FTA do Tạp chí Công Thương tổ chức ngày 22/11, bà Nguyễn Thị Lan Phương - Phó Trưởng phòng WTO và FTA, Vụ Chính sách thương mại đa biên - Bộ Công Thương chia sẻ, quá trình tận dụng FTA vừa qua chúng ta cũng có thể thấy còn rất nhiều những vấn đề tồn tại mà chúng tôi xin chia sẻ trong quá trình theo dõi thực thi.
Thứ nhất, quá trình tận dụng FTA, mặc dù đã đạt được một số kết quả và những tín hiệu tích cực nhất định, song tỷ trọng xuất khẩu tại các thị trường FTA còn rất là khiêm tốn. Ví dụ như năm 2022 thì tỷ trọng của xuất khẩu sang EU trong tổng xuất khẩu chung chỉ đạt khoảng 12%.
Thứ hai, tỷ lệ tận dụng FTA tại các thị trường đối tác FTA của Việt Nam cũng còn chưa đạt được kỳ vọng. Ví dụ như với EU là một thị trường mà tỷ lệ tận dụng tương đối cao cũng chỉ đạt ở mức khoảng 26%. Doanh nghiệp cũng chưa tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
“Những tồn tại như vậy có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến quá trình thực thi có những hạn chế, nhưng chúng tôi đánh giá rằng là một trong những nguyên nhân rất quan trọng và có thể đóng vai trò rất then chốt chính là việc tiếp cận các nguồn vốn và nguồn tài chính của doanh nghiệp”– bà Phương chỉ rõ.
Theo khảo sát của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) năm 2022, VCCI cho rằng, khó khăn lớn nhất mà các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam đang gặp phải đó là tiếp cận tín dụng.
Cụ thể trong năm 2022, có đến 55,6% đánh giá rằng họ khó khăn trong việc tiếp cận tín dụng, trong khi con số này ở những năm 2019 chỉ là 34,8%, năm 2020 là 40,7% và đến năm 2021 là 46,9%. Như vậy, năm 2022 đang là có con số đánh giá cao nhất.
Tổ chức quốc tế IFC cũng đánh giá rằng 70% doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam khó và không thể tiếp cận được vấn đề tài chính.
Ở Việt Nam, bà Phương cho hay, Bộ Công Thương đánh giá rằng tỷ trọng cho vay không dựa trên bất động sản còn rất khiêm tốn so với các thị trường thế giới, chỉ dao động ở mức từ 25 – 30%, trong khi hơn 70% các khoản vay còn lại phải dựa trên cam kết bảo đảm bằng bất động sản. Trong khi đó, doanh nghiệp Việt Nam với điều kiện quản trị, điều kiện quản lý dòng tiền, hệ thống tài chính, công nghệ còn rất hạn chế thì việc chứng minh những điều kiện đó rất khó khăn.
Bộ Công Thương cũng đánh giá những số liệu về tình hình tiếp cận ngân hàng và các tổ chức tín dụng của các doanh nghiệp trong thời gian vừa qua thì năm 2017, tỷ lệ các doanh nghiệp có khoản vay từ ngân hàng và tổ chức tín dụng là 49,4%; trong năm 2018 và 2019, con số này là 45% và 43%. Đến năm 2020, khi dịch bệnh bắt đầu xuất hiện thì tỉ lệ này lại giảm tiếp đi, chỉ còn 42,9%. Tuy nhiên tỉ lệ doanh nghiệp có các khoản vay này vào năm 2021 là 35,4% thì đến năm 2022 chỉ còn 17,8%.
“Tất cả những con số này đều đã, đang chứng minh được rằng khả năng tiếp cận tín dụng của các doanh nghiệp Việt Nam vô cùng khó và đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa và siêu nhỏ thì khó khăn đó còn nhân lên gấp bội” – bà Phương nhấn mạnh.
Ông Nguyễn Quốc Hùng - Tổng Thư ký, Phó Chủ tịch Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) chia sẻ thêm, trong bối cảnh hiện nay các tổ chức tín dụng đang dư thừa về thanh khoản, lượng thanh khoản rất dồi dào, trong khi đó tăng trưởng tín dụng thì ở mức thấp, rất thấp, thấp nhất trong 10 năm qua.
Về lĩnh vực xuất nhập khẩu, xuất nhập khẩu là một trong năm lĩnh vực ưu tiên, ngân hàng phải dành nguồn lực để đầu tư cho lĩnh vực này. Trong đó, đối với những doanh nghiệp sản xuất để xuất khẩu sang những khu vực hiệp định thương mại tự do là một trong những đối tượng ngân hàng cho vay ưu đãi với lãi suất thấp hơn, hiện nay thấp nhất là 4%, thấp hơn cả lãi suất đô la Mỹ.
Như vậy có nghĩa với điều kiện nguồn vốn thì được, thanh khoản dồi vào, đối tượng ưu tiên và lãi suất thấp. Tuy nhiên, dù là một trong những đối tượng ưu tiên nhưng rõ ràng việc tiếp cận đối với cả những doanh nghiệp không đáp ứng đủ điều kiện thì ngân hàng cũng không thể cho vay được – ông Nguyễn Quốc Hùng nói.
Ngành thuỷ sản đã tiếp cận được nguồn vốn tín dụng ưu đãi để tăng xuất khẩu |
Về phía doanh nghiệp, ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP) cho hay, thời gian qua, đề xuất của doanh nghiệp đã được Chính phủ và lãnh đạo ngân hàng quan tâm để có thêm hỗ trợ từ gói 15 ngàn tỷ đồng. Đến nay, hơn 60% gói đó đã được giải ngân và cộng đồng doanh nghiệp rất trân trọng sự chung tay hỗ trợ của Chính phủ và ngành ngân hàng đối với doanh nghiệp.
“Chúng tôi rất mong rằng sẽ tiếp tục nhận được sự đồng hành của ngành ngân hàng để làm sao giảm lãi suất với Việt Nam đồng là dưới 7% và lãi suất với đô la Mỹ là dưới 4%. Đây sẽ là một trợ lực đáng kể đối với ngành thuỷ sản để ít nhất trong năm tới 2024 sẽ có thêm nhiều dư địa để đẩy mạnh xuất khẩu” – ông Nguyễn Hoài Nam chia sẻ.
Tăng khả năng tiếp cận vốn
Đối với vấn đề vốn cho doanh nghiệp xuất khẩu, ông Nguyễn Quốc Hùng thông tin, ngân hàng mặc dù có lượng thanh khoản rất dồi dào nhưng vẫn phải cho vay theo nguyên tắc phải đảm bảo đúng quy định của mình, không thể hạ chuẩn để cho vay. Có thể chia sẻ, tháo gỡ khó khăn nhưng không thể hạ chuẩn mọi điều kiện. Nguyên tắc, thủ tục cho vay phải đáp ứng thì doanh nghiệp mới tiếp cận được.
Trên thực tế 10 tháng đầu năm 2023, tăng trưởng tín dụng khoảng trên 7%, song tăng trưởng đối với lĩnh vực xuất nhập khẩu là 11,61%, cao hơn so với cả năm 2022 và nếu so với cùng kỳ năm 2022 thì tốc độ tăng trưởng tín dụng tăng 0,72%. Điều này cho thấy, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu đáp ứng được các yêu cầu đề ra hoàn toàn có thể tiếp cận được nguồn vốn này.
Về phía Bộ Công Thương, bà Nguyễn Thị Lan Phương chia sẻ, thời gian vừa qua, Bộ Công Thương đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ về kết quả thực thi các FTA thế hệ mới năm 2022 và một trong số những kiến nghị là giao Ngân hàng Nhà nước chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan để xây dựng những biện pháp hỗ trợ cho các doanh nghiệp tiếp cận những nguồn vốn tín dụng để tận dụng các FTA tốt hơn. Trong đó đặc biệt lưu ý hơn đến với những doanh nghiệp mà họ muốn nâng cao năng lực để phát triển bền vững, trong đó có chuyển đổi xanh và phát triển những sản phẩm có trách nhiệm hơn với xã hội. Thủ tướng Chính phủ đã có phê duyệt vào ngày 17/10 và hiện nay Bộ Công Thương đã có một buổi làm việc ở cấp kỹ thuật với Ngân hàng Nhà nước về vấn đề này.
“Chúng tôi cũng rất muốn nhấn mạnh cho dù chúng ta thiết kế ra bất cứ một biện pháp gì để hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận được tín dụng thì vẫn phải tuân thủ các cam kết quốc tế vì những vấn đề như trợ cấp xuất khẩu sẽ không được phép vi phạm, tức là những tiêu chuẩn tín dụng phải đảm bảo vì chúng ta cần phải đảm bảo an toàn hệ thống” – bà Phương nhấn mạnh.
Đối với các doanh nghiệp, cần phải có sự định vị lại đối với chính mình để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh cần phải cơ cấu lại, tập trung vào những ngành hàng mà mình xác định là thế mạnh và mình xác định đi lâu dài với những ngành hàng và những thương hiệu và những sản phẩm Việt phát triển bền vững và mang lại giá trị gia tăng cao. Bởi nếu cứ dàn trải thì không thể có ai sẵn sàng cho vay hay tiếp cận những nguồn vốn tín dụng mà câu chuyện cơ cấu trong sản xuất kinh doanh của chúng ta vẫn còn chưa định vị được mục tiêu cuối cùng của mình.
Bộ Công Thương mong muốn trong việc xây dựng biện pháp tiếp cận tín dụng tốt hơn, ngoài việc xác định thay đổi những cải cách thủ tục hành chính tốt hơn, có thể tìm kiếm những giải pháp phù hợp với cam kết quốc tế.
Bộ Công Thương đang trong quá trình xây dựng hệ sinh thái FTA để phát triển ngành hàng tại các tỉnh, thành và phần giải pháp nguồn tín dụng là một cấu phần liền kề và rất quan trọng để đảm bảo sự thành công của các hệ sinh thái ở các tỉnh.