您的当前位置:首页 > Thể thao > 【đức vs bỉ】Sản xuất vùng ngọt khó nhất vẫn là nguồn vốn 正文

【đức vs bỉ】Sản xuất vùng ngọt khó nhất vẫn là nguồn vốn

时间:2025-01-10 16:11:12 来源:网络整理 编辑:Thể thao

核心提示

(CMO) Dù có rất nhiều mô hình sản xuất được đánh giá mang lại hiệu quả nhưng việc nhân rộng, phát tr đức vs bỉ

Báo Cà Mau(CMO) Dù có rất nhiều mô hình sản xuất được đánh giá mang lại hiệu quả nhưng việc nhân rộng, phát triển để trở thành vùng sản xuất tập trung quy mô hàng hoá tại vùng ngọt của tỉnh Cà Mau gặp rất nhiều khó khăn. Những khó khăn này một phần do điều kiện tự nhiên, tập quán sản xuất, quan trọng nhất là công tác quy hoạch thiếu tính đồng bộ, toàn diện và bài bản.

Sản xuất 2 vụ lúa kết hợp với cá đồng được đánh giá là mô hình phù hợp cho khu vực đồng trũng của xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời. Theo kết quả sản xuất của một số hộ dân nơi đây, chỉ riêng vụ cá đồng đã cho lợi nhuận khoảng 25 triệu đồng/ha, cộng thêm 35 triệu đồng lợi nhuận từ 2 vụ lúa thì đây là khoản thu nhập khá cao.

Tuy nhiên, dù mang lại nguồn thu lớn như thế nhưng việc phát triển mô hình này thời gian qua chẳng được bao nhiêu.

Từ năm 2020, Sở NN&PTNT đã phối hợp với cơ quan chuyên môn của huyện Trần Văn Thời và UBND xã Khánh Bình Tây tiến hành khảo sát, chọn hộ để thành lập tổ cộng đồng sản xuất theo mô hình sinh kế này tại ấp Ðá Bạc. Khi triển khai có đến 30 hộ đăng ký thực hiện, tuy nhiên, sau khi xét điều kiện ao ươm, bờ bao, vốn đối ứng... thì chỉ còn 4 hộ đủ điều kiện với diện tích khiêm tốn, khoảng 8 ha.

Mô hình lúa - cá đồng mang lại hiệu quả cho vùng ngọt huyện Trần Văn Thời.

Không dừng lại ở đó, dù đã được tuyển chọn nhưng trong quá trình sản xuất, cụ thể là từ ngày 10-14/10/2020 xảy ra mưa lớn làm ngập bờ bao khiến cá nuôi bị thất thoát.

Bước sang năm 2021, trong khu vực này tiếp tục có 5 hộ sản xuất theo mô hình này và cảnh cũ lại tái diễn trong tháng 12, tiếp tục xuất hiện 2 ngày mưa lớn, gây ngập bờ, làm thất thoát cá nuôi.

Là một trong những hộ tham gia mô hình cũng là hộ bị thất thoát cá nuôi trong 2 đợt mưa lớn, ông Lâm Văn Sơn, ấp Ðá Bạc, bộc bạch, vụ cá được tiến hành rất bài bản từ khâu chuẩn bị ao cho đến việc dèo ươm cá con đến khi thả ra ruộng lúa…, bờ bao khuôn hộ cũng được chủ động gia cố ngay từ đầu nhưng mưa quá lớn và tập trung trong thời gian ngắn, chỉ 2-3 ngày khiến ông không thể trở tay kịp.

Sau 2 năm sản xuất theo mô hình này, ông Sơn khẳng định đây là mô hình phù hợp cho khu vực đồng trũng nơi đây. Tuy nhiên, để tránh rủi ro như đã qua, ngoài việc các hộ dân tự gia cố bờ bao khuôn hộ, cần có bờ bao xung quanh vùng cao ráo, chắc chắn. Ðồng thời, triển khai trên diện rộng với nhiều người tham gia liền canh liền cư thành khu vực lớn để nông dân quản lý chung.

“Làm sao được như ở khu căn cứ hậu cần Khánh Hà của Tỉnh đội, tại ấp Cơi 6 thì người dân sản xuất sẽ rất hiệu quả”, ông Sơn chân tình.

Ðể mô hình sinh kế này phát triển mạnh hơn trong thời gian tới, ông Hồ Song Toàn, Phó chủ tịch UBND huyện Trần Văn Thời, cho biết, UBND huyện đang tiến hành phối hợp với Sở NN&PTNT thành lập tổ công tác khảo sát, lấy ý kiến Nhân dân làm cơ sở quy hoạch một số vùng đồng trũng theo mô hình sản xuất này.

"Tuy nhiên, cần tập trung đầu tư thêm hệ thống đê bao, cống và trạm bơm khép kín các tiểu vùng, theo từng ô thuỷ lợi để người dân chủ động hơn trong sản xuất. Cụ thể, tại ấp Ðá Bạc cần đầu tư bờ bao tuyến Kênh Ngang phía bờ Ðông với chiều dài 2,5 km, đây là tuyến thường bị ngập khi có mưa lớn", ông Toàn đề xuất.

Có quy hoạch bài bản, sát thực tế để từ đó tiến hành đầu tư hạ tầng phục vụ sản xuất là hướng đi mang lại hiệu quả cao trên thực tế tại một số vùng ngọt của huyện Trần Văn Thời.

Ðầu tư thêm đập thép để khép kín tiểu vùng đang là nhu cầu của một số ô thuỷ lợi theo quy hoạch sản xuất vùng ngọt hoá huyện Trần Văn Thời.

Năm 2020, Trạm bơm Sào Lưới được xây dựng hoàn thành góp phần quan trọng cho vùng sản xuất trên 200 ha thuộc Ấp 1 và ấp Kinh Dớn, xã Khánh Bình Tây Bắc. Hay như trạm bơm tại ngã ba Ký Niêm phục vụ trên 200 ha thuộc Khóm 2 và Khóm 6, thị trấn Trần Văn Thời.

Sang năm 2021, Trạm bơm xóm Vườn Lớn và xóm Vườn Nhỏ được đầu tư góp phần cho hơn 400 ha thuộc Ấp 5 và Ấp 6, xã Khánh Bình Ðông sản xuất ngày một hiệu quả hơn… Các ô thuỷ lợi này được đầu tư khép kín với các trạm bơm, giúp người dân chủ động xuống giống lúa đông xuân hàng năm sớm hơn, từ đó góp phần làm nên thành công của mô hình 2 vụ lúa - 1 vụ màu nơi đây.

Theo quy hoạch sản xuất, UBND huyện Trần Văn Thời tiếp tục nhận rộng mô hình lúa - màu ở Ấp 12 A, xã Khánh Bình Ðông, diện tích 256 ha, với 120 hộ và Ấp 4, 5, xã Trần Hợi, với 320 ha, gồm 155 hộ.

Tuy nhiên, theo ông Toàn, để thực hiện kế hoạch này đạt hiệu quả, cần được hỗ trợ đầu tư thêm 2 trạm bơm, 1 đập thép, 1 đập đất để khoanh ô thuỷ lợi, nạo vét khoanh ô khép kín tiểu vùng chiều dài 4,3 km.

Trên địa bàn huyện Trần Văn Thời, hàng năm diện tích cach tác lúa ổn định trên 31.000 ha, sản lượng lúa trung bình trên 300.000 tấn. Tuy nhiên, những năm gần đây tình hình hạn hán, xâm nhập mặn ngày càng trở nên gay gắt, khiến nền sản xuất nông nghiệp chịu nhiều ảnh hưởng trực tiếp. Khô hạn kéo dài, thiếu nước ngọt phục vụ sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất lúa và rau màu; mưa lớn kéo dài lại gây ra ngập úng là 2 hiện trạng đã tồn tại nhiều năm qua.

Ðánh giá về hiện trạng hệ thống thuỷ lợi phục vụ sản xuất, đặc biệt là tại vùng có hệ sinh thái ngọt, ông Nguyễn Thanh Tùng, Phó chi cục trưởng Chi cục Thuỷ lợi, cho biết, các ô thuỷ lợi được đầu tư trên địa bàn thời gian qua đã phát huy hiệu quả, phục vụ sản xuất của người dân ngày một tốt hơn. Tuy nhiên, do nguồn đầu tư cho các ô thuỷ lợi theo quy hoạch sản xuất từng vùng còn hạn chế nên chưa thể đáp ứng hết nhu cầu.

Ðể đầu tư hạ tầng ô thuỷ lợi phục vụ sản xuất của từng khu vực, ông Tùng cho biết thêm, qua rà soát hiện trạng cũng như nhu cầu trên địa bàn huyện Trần Văn Thời, cần tiếp tục đầu tư thêm 4 đập thép, 2 trạm bơm, 2 bờ bao và tiến hành nạo vét một số tuyến kênh. Nguồn kinh phí đầu tư dự kiến khoảng 14,9 tỷ đồng. Tuy nhiên, đây chỉ là những công trình bức xúc cần được thực hiện trong năm 2022 này, còn nếu lâu dài hơn và trên phạm vi toàn tỉnh thì nhu cầu đầu tư hệ thống thuỷ lợi phục vụ sản xuất là vô cùng lớn, bài toán khó nhất vẫn là nguồn kinh phí./.

 

Nguyễn Phú