Từ đường Đoan Hùng quận công (Thanh Hoàng)
Từ một nhân vật đặc biệt
Trước hết phải khẳng định huân công rỡ ràng của Đệ nhất công thần Vọng Các Đoan Hùng Quận công Nguyễn Văn Trương. Từ nhỏ,ămnhàthờĐoanHùngQuậncôngởHuếmannhan.tv trực tiếp bóng đá hôm nay ông đã có tố chất làm tướng. Lớn lên, ông theo cha vào Gia Định, theo Tây Sơn, làm đến chức Chưởng cơ. Một lần truy đuổi chúa tôi họ Nguyễn bôn tẩu từ Long Xuyên đến Trà Sơn, dù không không có gió bão, cổ thụ bỗng ngã chắn ngang đường, ông biết mệnh trời nên đã đầu quân chúa Nguyễn. Binh nghiệp của ông gắn liền những trận thủy chiến hiển hách. Ông từng chỉ huy giải cứu thành Diên Khánh, đại thủy chiến ở Quy Nhơn (1799), Thị Nại (1801 - được ví như trận Xích Bích trong lịch sử nước ta), thẳng tiến Phú Xuân. Ông cũng từng được vua sai sứ trao ấn và dây thao Đại tướng quân, làm Khâm sai chưởng Trung quân, Bình Tây đại tướng quân, Quận công, ban cho một thanh gươm vàng rồi cử binh ra Bắc.
Năm 1803, ông dâng sớ xin cáo lão về quê nhưng vua Gia Long từ chối, lại lệnh cho ông cùng tuần thú Bắc Hà, rồi sai quyền lãnh việc Bắc Thành. Về Kinh, ông được giao trông coi xây dựng Kinh thành, rồi Tổng trấn Gia Định Thành (1805 -1808). Ông mất năm 1810, thọ 70 tuổi, được ban tặng Thái bảo, Quận công, ban thụy Trung Dũng; cho quan tài bằng gỗ giáng hương và 1.000 quan tiền, sai đại thần trông coi việc tang. Ngày đưa tang, vua ngự thuyền rồng đến bến sông Hương để đưa, sai quan dự tế, cho phu coi mộ. Năm 1815, ông được thờ vào miếu Trung hưng công thần (QSQ triều Nguyễn, Đại Nam liệt truyện, Huế: Nxb. Thuận Hóa, 2006, tập 2, quyển 8).
Bức hoành Đoan Hùng quận công từ (Thanh Hoàng)
Trong lệ định công thần Vọng Các (bôn tẩu sang Bangkok) năm 1807, Đệ nhất võ công thần chỉ có 6 người (Chu Văn Tiếp, Tôn Thất Hội, Võ Di Nguy, Tống Viết Phúc, Mai Đức Nghị, Đỗ Văn Hựu); đến tháng 4/Đinh Sửu (1817), dù không xuất ngoại, ông vẫn được ân điển nhờ công đầu nổi bật, hưởng quy chế đặc biệt: người chết trận được cấp 16 mộ phu, người chết bệnh trong quân - 13 và người chết bệnh ở nhà -10 (QSQ triều Nguyễn, Đại Nam thực lục, H.: Nxb. Giáo Dục, 2002, tập I, tr. 690).
Tháng 11/Giáp Thân (1824), triều đình gia ân, ông được phụ thờ ở Thế miếu, được ban 100 mẫu tự điền.
Ông là vị tướng tài ba, nổi tiếng lòng nhân bởi đức hiếu sinh. Ông có ba người con: (1) con trưởng tên Huyên mất sớm, có con là Minh làm đến Cai đội; con Minh là Lược được ấm thụ Phi kỵ úy, Vệ uý, Hậu vệ, dinh Tiền phong, tập phong Đoan Hùng tử (12/Bính Thân - 1836) (Thực lục, Tlđd, tập 4, tr. 1069); (2) con thứ tên Vân, có nhiều quân công, Đô thống chế, khi mất (1823) được tặng Chưởng doanh, ban thụy Tráng Nghị, hậu ban gấm, lụa, vải tấm và tiền, cấp cho phu coi mộ. Ông có con tên Thuận, đầu thời Minh Mạng làm quan đến Quản cơ Vĩnh Bảo, bị giặc bắt và chết trận năm 1833, tặng Phó vệ úy, thời Tự Đức được thờ ở Trung nghĩa từ. Con ông Thuận là Duật - Phò mã đô úy; (3) con út tên Ngoạn, cũng nhiều quân công, thăng Vệ úy, làm quan đến Khâm sai, Thống chế, lĩnh chức án trấn Thanh Hoa, được chọn gả công chúa Bình Thái (Ngọc Châu, con gái cả của vua Gia Long) năm 1808. Ông mất năm 1833 và năm 1840, bà được phong Bình Thái trưởng công chúa. Bà mất năm 1847, thọ 66 tuổi, được ban thụy Đoan Tuệ, có một con gái.
Đến một gia cảnh đặc biệt
Hiện nay, gia tộc chăm nom khu lăng mộ ngài ở đường Nguyễn Hữu Thận (An Tây), ba lăng mộ sau chùa Hòa Quang (125 Lê Ngô Cát): (1) Vệ úy, Phi kỵ úy, Đoan Hùng tử Nguyễn Văn Lược (cháu ngoại Ưng Bình, Ưng Hà... phụng lập); (2) hợp táng Phó Vệ úy Phò Mã đô úy Nguyễn Văn Duật - Tôn Nữ Ngọc Điểu (con gái Thị Khả, Thị Như lập); (3) Tiền tiền triều cửu giai tài nhân Nguyễn Văn thị, thụy Thục Thuận; cùng 2 lăng mộ ở Chiêu Ê (chưa rõ). Từ đây, gia tộc kết nối để thăm nom khu lăng mộ ông bà Phò mã Đô úy Nguyễn Văn Ngoạn và Bình Thái Trưởng Công chúa (29 Hoài Thanh hiếu tử Nguyễn Văn Doãn/Duẫn, Nguyễn Văn Lượng phụng lập, Thiệu Trị 7-1847).
Ông là đệ nhất võ công thần Vọng Các, từ Quảng Nam vào Gia Định, ra Huế định cư, thành một danh gia vọng tộc, thời Minh Mạng được ban 100 mẫu tự điền và có chắt Nguyễn Văn Lược là Hiệu uý vệ Cẩm y (Chánh ngũ phẩm), tập ấm Đoan Hùng tử. Gia đình quân công nổi bật, lại có hai người con cháu là Phò mã Đô úy. Điểm lạ là người chắt Nguyễn Văn Lược được tập ấm Đoan Hùng tử từ năm 1836 mà đến thời Khải Định (1919), văn bia lại cho biết người chiu là Nguyễn Văn Vị được tập ấm Đoan Hùng nam - người đứng tên hai sổ điền năm 1957 khi 49 tuổi. Như vậy, ông Vị sinh năm 1908 và trong đợt đại trùng tu năm 1919, ông mới 12 tuổi. Vậy thì khoảng cách giữa hai đời tập ấm từ Đoan Hùng tử Nguyễn Văn Lược (1836 -Tằng tôn: hàng chắt) đến Đoan Hùng nam Nguyễn Văn Vị (1919 - Huyền tôn: hàng chiu) là quá xa, có thể bao chứa nhiều biến động trong đời sống gia tộc mà tiếc là hiện nay khó phân định do nhiều tài liệu đã bị hỏa tai. Có lẽ gia cảnh phủ Đoan Hùng quận công đầu thế kỷ XX gặp nhiều khó khăn nên tiến sĩ Phạm Liệu mới khởi xướng quan viên văn võ đồng hương xứ Quảng cùng gia đình trùng tu từ đường, lăng mộ, dựng bia năm 1919.
Câu chuyện mới
Tìm về Kinh đô, hướng về cố hương để ngưỡng vọng tiền nhân, gắn kết gia tộc, xiển dương truyền thống văn hóa dòng họ là thiết thực bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, nhất là xã hội hóa công tác bảo tồn, trùng tu, tôn tạo di sản. Việc kiếm tìm, bổ sung tài liệu, hiện vật để làm rõ gia thế, sự nghiệp, ghi nhận công lao to lớn của Tá vận công thần, Đoan Hùng quận công Nguyễn Văn Trương ở xứ Huế, xứ Quảng, sẽ rất cần thiết cho việc đề nghị đặt tên đường, công nhận di tích sắp tới.
Bài, ảnh: TRẦN ĐÌNH HẰNG