当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh

【chelsea đá mấy giờ】Góp phần để các chủ trương, quyết sách ban hành sát thực tiễn 

Bài,ópphầnđểcácchủtrươngquyếtsáchbanhànhsátthựctiễn chelsea đá mấy giờ ảnh: THANH THY

Ban Thường trực Ủy ban MTTQVN TP Cần Thơ vừa tổ chức hội nghị phản biện dự thảo các tờ trình, nghị quyết (NQ) của HÐND thành phố, quyết định (QÐ) của UBND thành phố. Ban Thường trực Ủy ban MTTQVN thành phố, đại diện một số tổ chức thành viên, hội đồng tư vấn của Mặt trận đã nghiên cứu, góp ý để các NQ của HÐND, QÐ của UBND thành phố khi ban hành sát hợp với tình hình thực tế, mang tính khả thi cao.

Đồng chí Nguyễn Trung Nhân, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQVN thành phố, phát biểu tại hội nghị phản biện. 

Mở đầu hội nghị, góp ý dự thảo tờ trình, QÐ của UBND thành phố về quy định định mức kinh tế - kỹ thuật đối với cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên trên địa bàn thành phố, các đại biểu đánh giá cao nỗ lực của Sở Giáo dục và Ðào tạo thành phố trong nghiên cứu, xây dựng dự thảo tờ trình, QÐ. Ðây là vấn đề cần thiết cần sớm ban hành quy định để làm cơ sở xây dựng các văn bản pháp lý khác nhằm thực hiện tốt công tác quản lý trang thiết bị, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.

Các đại biểu cũng đề nghị đơn vị soạn thảo dự thảo tờ trình, QÐ của UBND thành phố rà soát, cập nhật, loại bỏ những văn bản sắp hết hiệu lực khi đưa vào dự thảo tờ trình, QÐ; cần khảo sát thực tế đánh giá tác động của các đơn vị liên quan khi thực hiện quy định này. Bà Phan Thị Minh Thu, Chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn Văn hóa - Xã hội, đề nghị cần quy định thời gian sử dụng các loại thiết bị cho phù hợp. Bà phân tích đối với những thiết bị rẻ tiền thì thời gian sử dụng sẽ mau hư trong khi dự thảo tờ trình, QÐ ghi thời gian sử dụng dài; cần xem xét định mức tiêu hao đối với các thiết bị, vật tư phù hợp để đủ trang thiết bị phục vụ dạy học; định mức sử dụng thiết bị phải phù hợp với thực tế chương trình giáo dục mới, số lượng học sinh của các lớp…

Ðối với dự thảo tờ trình, QÐ về việc ban hành quy định về canh tác trên vùng canh tác hữu cơ trên địa bàn thành phố, ông Châu Hoàng Thân, thành viên Hội đồng Tư vấn Dân chủ - Pháp luật, đề nghị bổ sung quy định về đặc tính của vùng canh tác hữu cơ để dễ nhận diện; về nguyên tắc cần bổ sung nông nghiệp hữu cơ có tính cân bằng sinh thái, bảo vệ môi trường và tăng độ phì nhiêu cho đất tại khu vực sản xuất; cần quy định rõ trong quá trình thu hoạch, sơ chế và bảo quản có được sử dụng kho chứa với sản phẩm cây trồng không hữu cơ. Các đại biểu đề nghị cần quy định rõ về sản phẩm hữu cơ để người tiêu dùng dễ nhận diện, truy xuất nguồn gốc…

Ðối với dự thảo tờ trình, QÐ của UBND thành phố quy định về công tác thi đua, khen thưởng trên địa bàn thành phố, các đại biểu đề nghị viết văn bản ngắn gọn; cần quy định rõ trường hợp không xem xét khen thưởng; cần nghiên cứu chỉnh sửa, bổ sung phù hợp thực tế địa phương và hướng dẫn của Chính phủ…

Phản biện xã hội đối với dự thảo tờ trình, NQ của HÐND thành phố quy định mức hỗ trợ cán bộ, công chức, viên chức được luân chuyển trên địa bàn thành phố, các đại biểu đề nghị xem xét thực hiện đúng đối tượng, phù hợp thực tế và công bằng; cần quy định rõ địa bàn, khoảng cách để có mức hỗ trợ hợp lý; quy định rõ những trường hợp nào không được hỗ trợ…

Tại hội nghị, đồng chí Nguyễn Trung Nhân, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQVN thành phố, ghi nhận những ý kiến của các đại biểu đã nghiên cứu góp ý vào dự thảo các tờ trình, NQ của HÐND thành phố, QÐ của UBND thành phố. Ðây là cơ sở để các cơ quan soạn thảo có thêm thông tin cũng như tiếp thu giải trình và cơ quan thẩm tra NQ của HÐND, QÐ của UBND có thêm cơ sở thẩm tra. Ðồng thời giúp đại biểu HÐND thành phố có thêm nguồn thông tin trước khi biểu quyết thông qua NQ, UBND thành phố có thêm cơ sở để ban hành các QÐ. Sau hội nghị, Ban Thường trực Ủy ban MTTQVN thành phố tổng hợp ý kiến gửi Thường trực HÐND thành phố, UBND thành phố góp phần để NQ của HÐND thành phố, QÐ của UBND thành phố phù hợp với thực tiễn, có tính khả thi cao.

Công tác phản biện xã hội được Mặt trận các cấp trong thành phố thực hiện ngày càng đi vào nền nếp, thu hút sự tham gia đóng góp ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học, các hội đồng độc lập, các đối tượng bị tác động của chính sách. Sau các hội nghị phản biện, Mặt trận đều có văn bản kiến nghị các vấn đề cụ thể có liên quan thiết thực đến quyền, lợi ích và đời sống của nhân dân. Qua đó, nâng cao chất lượng hoạt động giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội, góp phần xây dựng Ðảng, xây dựng chính quyền vững mạnh, tạo sự đồng thuận trong nhân dân.

分享到: