当前位置:首页 > Thể thao > 【bóng đá cúp c1 tối nay】Cân nhắc phương án tăng thuế thuốc lá

【bóng đá cúp c1 tối nay】Cân nhắc phương án tăng thuế thuốc lá

2025-01-11 01:55:41 [Cúp C1] 来源:Empire777

can nhac phuong an tang thue thuoc la

Nhiều ý kiến cho rằng việc tăng thuế thuốc lá sẽ giảm sức tiêu thụ.

Sở dĩ có đề xuất này theo bà Hải,ânnhắcphươngántăngthuếthuốclábóng đá cúp c1 tối nay năm 2015 Việt Nam đã sử dụng 31.000 tỉ đồng để mua thuốc lá nhưng tốn trên 24.000 tỉ đồng cho chi phí khám chữa bệnh. Do vậy việc tăng thuế sẽ góp phần giảm tỉ lệ sử dụng, giảm gánh nặng bệnh tật gây ra do thuốc lá.

Cụ thể, Bộ Y tế đang đề xuất áp dụng mức thu lên 2.000 đồng/gói thay vì Dự thảo đưa ra mức thuế tuyệt đối 1.000 đồng/gói từ năm 2020 trước đó.

Đồng quan điểm tăng thuế thuốc lá để hạn chế gánh nặng bệnh tật và tử vong do thuốc lá tại Việt Nam, ông Nguyễn Tuấn Lâm, đại diện tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam cho rằng, theo ước tính của WHO và Ngân hàng Thế Giới, khi tăng thuế để giá tăng 10% thì sẽ giảm tiêu dùng khoảng 4% ở các nước phát triển và 5% ở các nước đang phát triển .

Còn ở người nghèo và lớp trẻ giảm tiêu thụ nhiều hơn. Cụ thể, khi tăng giá 10% sẽ giảm tiêu thụ tới 10% ở trẻ em và người nghèo. Giá thuốc lá cao cũng có tác dụng ngăn ngừa trẻ bắt đầu hút thuốc

“Còn theo điều tra của Ngân hàng thế giới: trên phạm vi toàn cầu khi tăng thuế thuốc lá 10% sẽ làm tăng thu thuế chính phủ trung bình khoảng 7%”, ông Tuấn Lâm nói.

Trước băn khoăn của một số đại biểu, liệu việc tăng thuế thuốc lá có làm tăng buôn lậu thuốc lá, ông Nguyễn Tuấn Lâm cho rằng, việc tăng thuế thuốc không làm gia tăng buôn lậu.

“Tại Việt Nam, hiện thuế nhập khẩu đang duy trì ở mức 135%. Thuế suất thuế nhập khẩu cao làm cho thuốc lá ngoại nhập khẩu hợp pháp khó tiêu thụ vì giá bán cao, do đó tạo động lực gây ra buôn lậu thuốc lá. Hơn nữa, việc sử dụng thuốc lá nhập lậu do thói quen người tiêu dùng”, ông Lâm nói.

Ông Trần Tuấn, Phó giám đốc Trung tâm nghiên cứu và phát triển cộng đồng, tăng thuế thuốc lá là cần thiết bởi xuất phát từ thực tế Việt Nam cho thấy, năm 2012, đóng góp từ thuế thuốc lá cho ngân sách là gần 14.000 tỉ đồng song Việt Nam lại chi 22.000 tỉ đồng cho việc mua thuốc lá.

Chưa kể, theo ông Tuấn, năm 2011, tổng chi phí điều trị và chi phí do mất khả năng lao động vì ốm đau và tử vong sớm cho 5 nhóm bệnh trên tổng số 25 nhóm bệnh do thuốc lá gây ra là hơn 23.000 tỉ/năm. Ngoài ra các hộ gia đình nghèo tại Việt Nam tiêu tốn khoảng 5% thu nhập gia đình vào thuốc lá. Hộ nghèo nhất chi cho thuốc lá gấp 2,2 lần chi cho giáo dục và gấp 1,6 lần so với chăm sóc sức khỏe.

Về phía quốc tế, ông Tuấn chỉ rõ, kinh nghiệm Thái Lan từ 1991-2012, Thái Lan thực hiện 11 lần tăng thuế, mức thuế suất thuế thuế tiêu thụ đặc biệt hiện tại của Thái Lan là 87% (tương đương mức thuế suất 567% theo giá xuất xưởng như cách tính thuế của Việt Nam). Kết quả, thu ngân sách của chính phủ tăng gần bốn lần, tỷ lệ hút thuốc của nam giới giảm từ 59% xuống 41.6%; tỉ lệ hút thuốc chung giảm từ 32% xuống 21,4% nhưng sản lượng tiêu thụ vẫn giữ xấp xỉ 2 tỷ bao.

Bên cạnh nhiều ý kiến đồng tình vẫn còn một số ý kiến khác cho rằng, hiện nay nhiều loại “thuế chồng thuế” đang gây tâm lý bức xúc cho người dân. Việc tăng thuế thuốc lá phải xem xét những tác động đến xã hội cũng như các doanh nghiệp thuốc lá trong nước, tăng thuế nhưng phải ngăn chặn được thuốc lá nhập lậu.

Việt Nam vẫn là một trong 15 nước có số người hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Mỗi năm, tại Việt Nam có khoảng 40.000 ca tử vong liên quan đến sử dụng thuốc lá.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, tử vong do các bệnh không lây nhiễm hiện đang chiếm tới 73% tổng số ca tử vong do bệnh tật và thương tích tại Việt Nam, trong đó, sử dụng thuốc lá là một trong những nguyên nhân chính gây ra các bệnh không lây nhiễm.

(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)

推荐文章
热点阅读