【kq. net】Giữ lúa cho cuộc sống vững bền

  发布时间:2025-01-13 15:51:54   作者:玩站小弟   我要评论
(CMO) Ông nội tôi thường bảo con cháu: “Nếu không phải bước đường cùng thì trong mọi hoàn cảnh cũng kq. net。

Báo Cà Mau(CMO) Ông nội tôi thường bảo con cháu: “Nếu không phải bước đường cùng thì trong mọi hoàn cảnh cũng không được cố hay bán đất ruộng”. Và trong khi nhiều nông dân ào ạt chuyển đất ruộng đào ao nuôi cá bổi khi thấy lợi nhuận từ mô hình này quá hấp dẫn thì ông tôi vẫn “chung tình” với cây lúa. Nhiều người bảo ông cố chấp, bảo thủ. Thế nhưng, với những lão nông tri điền, những người gắn bó bên ruộng đồng thì hiểu rõ ông nội tôi cũng như bao nông dân cần cù, lam lũ tại sao cứ khăng khăng ôm lấy tư tưởng ấy. Ðơn thuần là vì họ yêu từng thửa đất, quý từng mảnh ruộng, cây lúa, bởi nhờ từng cây lúa, hạt gạo quê hương mà bao thế hệ đã khôn lớn, trưởng thành, thành gia lập thất, có tri thức, có công việc, xây dựng cuộc sống.

Như lời tâm tình của lão nông Tô Văn Hái (ấp Ông Bích, xã Khánh Bình, huyện Trần Văn Thời) - nông dân trồng lúa luôn biết cầu tiến, mạnh dạn áp dụng khoa học - kỹ thuật trên đồng ruộng của gia đình. Hơn nửa đời người, ông Hái đã gắn liền với cây lúa. 1,7 ha đất ruộng gia đình đang canh tác cũng là đất phụ ấm được truyền và gìn giữ qua bao thế hệ. Bà Năm Hoà (Phạm Thị Hoà), vợ ông Hái, kể lại: “Từ nhỏ tôi đã biết làm những công việc nhà nông. Như 15, 16 tuổi đi cấy lúa tiếp gia đình, biết chày đôi, chày đơn. Hồi xưa làm ruộng sức người là chính, cực lắm mà năng suất đâu được bao nhiêu”.

Ông Hái tiếp lời: “Từ hồi chuyển sang làm 2 vụ lúa, đưa cơ giới hoá vào đồng ruộng, rồi thuỷ lợi được đầu tư thì nghề trồng lúa khoẻ hơn nhiều, mà năng suất cũng cao hơn khi đưa khoa học - kỹ thuật vào. Như mảnh ruộng nhà tôi cũng đã canh tác theo mô hình VietGAP đã được 2 vụ rồi. Vụ lúa đông xuân này, gia đình làm giống Ðài Thơm 8. Năng suất tầm 5 tấn trở lên. Nếu giá lúa ổn như mọi năm, phân bón không tăng mạnh thì nông dân êm lắm. Làm lúa VietGAP này, nông dân có lợi đôi đường, vừa giảm lượng phân bón, cây lúa ít bị bệnh, vừa đem lại hạt gạo an toàn cho người dùng. Nông dân mà làm ruộng là chính. Ðâu bỏ được”.

Từ cây lúa, bao nông dân có cuộc sống vững bền.

Cũng cùng suy nghĩ như ông Hái - nông dân phải biết giữ đồng ruộng, giữ cây lúa quê nhà, chẳng có đất nào phụ người, cứ kiên trì rồi đất sẽ trả lại những “quả ngọt”, 2/3 đời người lão nông Huỳnh Văn Hưng (Ấp 1, xã Khánh Bình Tây Bắc, huyện Trần Văn Thời) chưa bao giờ suy nghĩ sẽ bỏ đất ruộng hay cầm cố, sang nhượng, dù có những thời điểm cuộc sống vô vàn khó khăn, nhất là những năm 1 năm chỉ cấy có 1 vụ lúa mùa.

Qua bao thăng trầm, cây lúa đã vươn mình mạnh mẽ, đem lại cuộc sống ấm no cho những nhà nông chung tình. Ông Hưng cho biết: “Từ khi làm lúa 2 vụ, áp dụng giống lúa mới, chất lượng vào sản xuất thì cây lúa thay da đổi thịt hẳn. Vụ đông xuân vừa rồi, tôi thu hoạch trước Tết, giống lúa ST25 giá 7.500 đồng/kg, vô tấn (1 tấn/công) luôn, trừ chi phí 1 công còn lợi nhuận 4 triệu đồng”.

3 ha đất ruộng năm xưa Nhà nước trợ cấp, biết gìn giữ, trân quý, sau 47 năm sinh sống ở quê hương thứ 2 này, ông Hưng đã có cuộc sống ổn định, nhà cửa khang trang. Và rồi những mảnh ruộng thân thương cũng đang dần xây cuộc sống mới cho cháu ngoại của ông. “Thấy nó nghèo khó, tôi để lại 1 ha đất ruộng cho nó có cơ sở làm ăn, lo cho cuộc sống”, ông Hưng trải lòng.

 Cây lúa, hạt gạo cũng là hơi thở cuộc sống, là những ký ức khó quên đối với anh Trần Quốc Khánh (ấp Ông Bích, xã Khánh Bình, huyện Trần Văn Thời). Từ thuở niên thiếu cho đến khi thành gia lập thất, anh Khánh vẫn quyết bám lấy nghề trồng lúa. Tạm nghỉ ngơi sau khi phơi lúa dưới cái nắng gay gắt, anh Khánh hồi kể: “Tôi mê làm nông lắm. Hồi xưa, gia đình tôi ngoài làm ruộng còn có đàn trâu cả chục con để cày thuê. Cũng tại mê chăn trâu mà học tới lớp 2 đã nghỉ. Từ nhỏ cho đến giờ tôi đã quen với việc làm nông, làm ruộng”.

Anh Khánh bảo, làm ruộng bây giờ sướng hơn xưa nhiều khi phần lớn đã có máy móc thay sức người. Năng suất, sản lượng, hiệu quả kinh tế từ cây lúa cũng cao vượt trội khi có khoa học kỹ thuật đồng hành. Chuyện lúa “vô tấn” đã không còn là chuyện lạ, bình bình thì cũng đạt 800-900 kg/công. Ngặt nỗi, hiện giờ, giá phân bón chưa có chiều hướng hạ nhiệt, gánh nặng chi phí sản xuất trong trồng lúa của nhà nông càng oằn thêm.

Anh Khánh nửa đùa nửa thật: “Nếu giá phân bón vậy hoài, nông dân trồng lúa chúng tôi có nước chuyển sang trồng cây ăn trái hết, cho đỡ khổ”. Nói thì nói vậy, chớ anh Khánh bảo, muốn bỏ lúa cũng không dễ dàng gì, vì nông dân bao đời nay, từ đời này sang đời khác đã quen với 2 vụ lúa một năm, cứ vậy an yên mà sống. Hiển nhiên, để có cuộc sống bền vững, khá, giàu, nhà nông cũng phải làm thêm những nghề khác. Như anh Khánh cũng chạy xe bán trái cây dạo phụ thêm để lo chi tiêu hàng ngày, còn thu nhập từ lúa thì để dành, để lo chuyện lớn.

Yêu cây lúa, hạt gạo quê hương, chàng thanh niên trẻ Nguyễn Vũ Trường cũng từ bỏ tham vọng lập nghiệp xứ người mà về quê nhà Khánh Bình Tây Bắc - một thời là vùng đất nghèo khó, xa xôi để cùng với những người đi trước xây dựng HTX Kinh Dớn (ấp Kinh Dớn) ngày thêm lớn mạnh.

Anh Trường tâm sự: “Không biết chính xác là lúc nào nhưng tôi càng thấy yêu những mùa lúa trĩu vàng, những cánh đồng thơm ngát. Rồi tôi quyết định làm nông nghiệp, gắn bó với cây lúa”.

Anh Nguyễn Vũ Trường (Giám đốc HTX Kinh Dớn, xã Khánh Bình Tây Bắc) với niềm đam mê mãnh liệt bên cây lúa.

Ghi nhớ lời cặn dặn của cha là phải hiểu bà con, nghe tiếng thở của bà con, có hiểu được nỗi lòng của họ thì mới làm tốt được, anh Trường “đến từng ngõ, gõ từng nhà” tìm hiểu những khó khăn, những điều bà con đang mong muốn. Vậy rồi, từ việc làm sao để giảm được chi phí trong sản xuất, đến vấn đề không cần lo lắng về giá cả, đầu ra mỗi khi vào mùa thu hoạch ngày càng được hoàn thiện hơn.

Giảm chi phí sản xuất, nâng cao năng suất, lợi nhuận kinh tế, từ 27 thành viên ban đầu hiện nay đã nâng lên 67 thành viên chính thức và 200 hộ nông dân liên kết với HTX. Gia đình anh từ vài công đất ít ỏi cũng đã tích lũy được vài chục công đất canh tác. Thu nhập từ cây lúa của các thành viên, hộ dân liên kết ngày càng được nâng lên.

Yêu cây lúa, quý từng thửa ruộng, nông dân từ thế hệ này sang thế hệ khác vẫn cần mẫn bên những cánh đồng, đem lại những hạt gạo thơm ngon cho đời, xây dựng cuộc sống. Có lúa, có cuộc sống vững bền - câu nói nhắn gởi của những lão nông tri điền với thế hệ con, cháu mai sau. Chỉ mong những trăn trở, lo âu của nhà nông sẽ sớm được tháo gỡ, để cây lúa vững lòng bám rễ nơi vùng đất ngọt./.

 

Ngọc Minh

 

相关文章

最新评论