| Kết quả biểu quyết thông qua nghị quyết giảm thuế cho doanh nghiệp. |
Sáng 19/6 - ngày cuối cùng của kỳ họp thứ 9,ếtđịnhgiảmthuếchodoanhnghiệpcódoanhthudướitỷđồtỷ lệ kèo ngoại hạng anh hôm nay Quốc hội đã thông qua Nghị quyết giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của năm 2020 đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp và tổ chức khác. Có 4 vị không tán thành và 2 đại biểu không thamg gia biểu quyết. Như Báo Đầu tư online đã đưa tin, ngày 18/6 Chính phủ đã gửi Quốc hội tờ trình về việc tiếp thu ý kiến của các đại biểu Quốc hội về nội dung trên. Trước đó, đề xuất của Chính phủ là giảm 30% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của năm 2020 đối với trường hợp doanh nghiệp có tổng doanh thu năm 2020 không quá 50 tỷ đồng và có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm 2020 không quá 100 người. Tại phiên thảo luận toàn thể, nhiều đại biểu đề nghị mở rộng đối tượng giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đối với cả doanh nghiệp có quy mô lớn hơn. Vì vậy, để các doanh nghiệp có thêm nguồn lực tài chínhduy trì và phát triển sản xuất kinh doanh, cũng như hỗ trợ tối đa cho người lao động để đảm bảo mục tiêu an sinh xã hội, góp phần đạt mục tiêu cao nhất có thể về tăng trưởng kinh tếcủa năm 2020, Chính phủ trình Quốc hội cho phép bỏ tiêu chí ràng buộc về lao động và tăng tiêu chí doanh thu. Cụ thể là giảm 30% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của năm 2020 đối với trường hợp doanh nghiệp có tổng doanh thu năm 2020 không quá 200 tỷ đồng. Việc thực hiện mở rộng đối tượng giảm thuế nêu trên dự kiến sẽ giảm thu ngân sách nhà nước của năm 2020 khoảng 23.000 tỷ đồng (tăng thêm hơn 6.000 tỷ đồng nếu không thực hiện mở rộng đối tượng). Báo cáo giải trình, tiếp thu chỉnh lý dự thảo nghị quyết trước khi Quốc hội bấm nút, Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính - Ngân sách Nguyễn Đức Hải cho biết, bỏ tiêu chí về số lao động đóng bảo hiểm để bảo đảm tính công bằng cho các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động và bổ sung đối tượng được giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp có quy mô vừa trong dự thảo Nghị quyết. Theo Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, tiêu chí xác định doanh nghiệp có quy mô vừa được giảm thuế là doanh nghiệp có tổng doanh thu năm 2020 không quá 200 tỷ đồng, tương đương với tiêu chí về doanh thu để xác định doanh nghiệp vừa trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, do tình hình khó khăn nên nhiều doanh nghiệp thuộc lĩnh vực thương mại, dịch vụ khó đạt doanh thu 200 tỷ đồng. Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cũng hồi âm một số ý kiến đề nghị kéo dài thời hạn hiệu lực của Nghị quyết đến hết năm 2021. Theo Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, đến thời điểm hiện nay, dịch bệnh Covid-19 tại Việt Nam cơ bản đã được khống chế, tình hình dịch bệnh trên thế giới đang có chiều hướng suy giảm. Việt Nam và các nước đang dần nới lỏng các biện pháp phòng ngừa quyết liệt, hoạt động sản xuất kinh doanh dần phục hồi. Bên cạnh đó, việc kéo dài việc giảm thuế sẽ gây áp lực lên điều hành ngân sách qua các năm. Chủ nhiệm Nguyễn Đức Hải cho biết, trong trường hợp kinh tế nước ta vẫn tiếp tục gặp nhiều khó khăn vào cuối năm hoặc sang đầu năm sau, nếu cần thiết, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội sẽ đề nghị cơ quan soạn thảo xem xét trình Quốc hội kéo dài thời hạn hiệu lực của Nghị quyết", báo cáo nêu rõ. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày kể từ ngày ký và áp dụng cho kỳ tính thuế năm 2020. |