TheồChíMinhSắpthànhlậpSởAntoànthựcphẩmđầutiêncủacảnướunion de santa feo nghị quyết về việc thành lập Sở An toàn thực phẩm TP. Hồ Chí Minh, sở này có chức năng tham mưu, giúp UBND TP. Hồ Chí Minh quản lý về các vấn đề an toàn thực phẩm. Sở có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng; được cấp kinh phí hoạt động từ ngân sách nhà nước; được mở tài khoản Kho bạc Nhà nước và ngân hàng để hoạt động theo quy định.
Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh Bùi Xuân Cường trình bày nội dung tờ trình thành lập Sở An toàn thực phẩm tại kỳ họp. Ảnh Việt Dũng Sở chịu sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp, toàn diện về tổ chức, biên chế và hoạt động của UBND TP. Hồ Chí Minh, đồng thời chấp hành sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của: Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương.
Cơ cấu nhân sự của Sở An toàn thực phẩm gồm một giám đốc và không quá 3 phó giám đốc. Trong đó, giám đốc là Ủy viên UBND TP. Hồ Chí Minh, do Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh bổ nhiệm, chịu trách nhiệm trước UBND, Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh và trước pháp luật về thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn.
Về cơ cấu tổ chức, Sở An toàn thực phẩm TP. Hồ Chí Minh sẽ gồm Văn phòng sở, Thanh tra sở, Phòng Kế hoạch - Tài chính, Phòng Cấp phép, Phòng Quản lý tiêu chuẩn và Giám sát ngộ độc thực phẩm, Phòng Hợp tác quốc tế và truyền thông. Ngoài ra, sở còn có 1 đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc là Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm.
Đại biểu HĐND TP. Hồ Chí Minh biểu quyết thông qua việc thành lập Sở An toàn thực phẩm. Ảnh Việt Dũng Theo UBND TP. Hồ Chí Minh, thông qua kết quả đạt được sau quá trình thí điểm mô hình ban quản lý an toàn thực phẩm, địa phương nhận thấy đây là giai đoạn chín muồi để phát huy hiệu quả cao nhất trong công tác đảm bảo an toàn thực phẩm trong tình hình mới, bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho người dân sống và làm việc trên địa bàn, tạo bước chuyển biến tích cực trong nhận thức cộng đồng.
Mục đích xây dựng một cơ quan chuyên môn quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm nhằm ngăn chặn, giải quyết dứt điểm, căn cơ tình trạng không đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố, khắc phục các bất cập, tồn tại, rào cản trong hoạt động phối hợp liên ngành là hết sức cần thiết trước yêu cầu thực tiễn phải bảo đảm an toàn thực phẩm tại một đô thị lớn, không ngừng phát triển như TP. Hồ Chí Minh.
Được biết, ngày 24/6, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 98/2023/QH15 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Hồ Chí Minh và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/8/2023. Trong đó tại Khoản 1 Điều 9 có quy định, HĐND TP. Hồ Chí Minh thành lập Sở An toàn thực phẩm là cơ quan chuyên môn thuộc UBND TP. Hồ Chí Minh.
顶: 5889踩: 48Năm 2017, TP. Hồ Chí Minh chính thức triển khai thí điểm mô hình Ban Quản lý an toàn thực phẩm TP. Hồ Chí Minh và kéo dài đến nay, với lực lượng nhân sự kết hợp từ các Sở Y tế, Công thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Mô hình được xem là bước đột phá trong tiến trình phát triển bền vững và đảm bảo an sinh xã hội, lấy mục tiêu bảo vệ sức khỏe người dân làm kim chỉ nam cho hành động; hoàn toàn phù hợp với chính sách của TP. Hồ Chí Minh và tình hình thực tiễn của địa phương.
【union de santa fe】TP. Hồ Chí Minh: Sắp thành lập Sở An toàn thực phẩm đầu tiên của cả nước
人参与 | 时间:2025-01-11 06:32:28
相关文章
- Thị trường xe điện Trung Quốc: Cuộc đua giành thị phần ngày càng khốc liệt
- Gặp mặt Kỷ niệm 93 năm Ngày truyền thống ngành Tuyên giáo của Đảng
- Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 4/3: Tâm điểm U20 Việt Nam
- Quảng Điền: Phong trào xây dựng nông thôn mới nâng cao gặp khó về nguồn lực
- Bắt nguyên phó phòng và chuyên viên quản lý đô thị huyện Trảng Bom
- Vụ trái phiếu Tân Hoàng Minh: SHB không bảo lãnh phát hành, không bảo lãnh thanh toán
- Tin chuyển nhượng 8/3: MU chốt Frimpong Arsenal dẫn đầu ký Osimhen
- Khởi tố Giám đốc doanh nghiệp khai thác đá trái phép thu hơn 6,3 tỷ đồng
- Trường hợp nào được xử lý không thu thuế trên Hệ thống MGH?
- Cổ phiếu đầu cơ giảm sàn hàng loạt
评论专区