BP - Việc chặt phá rừng bừa bãi của con người,ướcthếgiớkèo trận khiến diện tích rừng ngày càng kiệt quệ, nhiều cánh rừng bạt ngàn trước kia, nay nhường chỗ cho các cây công nghiệp, dẫn đến thiên tai hết sức khốc liệt (lũ quét, hạn hán, lốc xoáy). Nhiều địa phương thiếu nước sản xuất và sinh hoạt nghiêm trọng. để bảo vệ nguồn nước nhiều dân tộc đã có những kinh nghiệm nhằm duy trì nguồn sống. Đối với người Xêtiêng ở Bình Phước, sống trên núi cao, lấy kinh tế nông nghiệp làm nguồn sống chính, với họ yếu tố nước giữ một vai trò hết sức quan trọng trong đời sống sản xuất cũng như sinh hoạt hàng ngày. QUYỀN SỞ HỮU Do tầm quan trọng của nước nên người Xêtiêng thường đặt tên sóc bắt đầu từ “Đắk” có nghĩa là nước (Đắk Ơ, Đắk Nhau...). Họ đặt tên như vậy để khẳng định quyền sở hữu, sử dụng đối với những dòng sông, con suối và vùng đất đó. Người Xêtiêng khi chọn một địa điểm để làm nơi định cư sinh sống hay chọn đất để làm rẫy ngoài các yếu tố đất rộng, bằng phẳng, màu mỡ thì mảnh đất ấy phải đảm bảo yêu cầu gần nguồn nước sạch. Chính vì vậy, hầu hết các sóc của người Xêtiêng ở Bình Phước đều chạy dọc theo sông Bé, mỗi sóc đều gắn liền với mỗi con suối như: sóc Bù Linh gắn với suối Bù Linh, sóc Bù Tam gắn với suối Bù Tam (Lộc Ninh), sóc Trào A và sóc Trào B gắn với suối Sóc Trào (Hớn Quản)... Trong sinh hoạt hằng ngày, đồng bào thường lấy nước từ đầu nguồn vào buổi sáng hay buổi trưa tại các khe, suối, sông để ăn uống, tắm, giặt. Có nhiều cách để người Xêtiêng lấy nước từ khe, suối về nhà như: đựng nước vào trong trái bầu khô, trong những ống nứa hay nhờ sức đẩy của nước mà dẫn nước từ suối về nhà qua các ống tre, lồ ô, nứa... Nước khi mang về sẽ được dự trữ trong các ché, để phục vụ nhu cầu ăn uống và sinh hoạt. Anh Điểu Lợi ở xã Bù Gia Mập (Bù Gia Mập), tự nguyện đóng tiền lắp đồng hồ để có nước sạch |