游客发表

【số liệu thống kê về napoli gặp a.c. monza】Lan tỏa chính sách nhân văn của Đảng, Nhà nước

发帖时间:2025-01-26 00:04:06

Vì sức khỏe bản thân,nh ssố liệu thống kê về napoli gặp a.c. monza gia đình

Chính sách BHYT được Đảng và Nhà nước ta tổ chức thực hiện từ năm 1992. Năm 2008, Luật BHYT đã được Quốc hội khóa XII thông qua. Vì mục tiêu bảo vệ, nâng cao sức khỏe nhân dân, ngày 16-6-2009, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 823/QĐ-TTg lấy ngày 1-7 hằng năm là Ngày Bảo hiểm y tế Việt Nam.

Quyền lợi hưởng BHYT của người tham gia ngày càng được mở rộng, bệnh hiểm nghèo được Quỹ BHYT chi trả. Cùng với sự phát triển và ngày càng hoàn thiện của chính sách BHYT, tỷ lệ người dân tham gia BHYT tăng dần qua các năm, từng bước hiện thực hóa mục tiêu bao phủ BHYT toàn dân; quỹ BHYT đã góp phần thay thế hiệu quả cơ chế tài chính về y tế. Nếu như các năm 2009, 2015, độ bao phủ BHYT lần lượt đạt 57% và 74,7% dân số, đến cuối năm 2022 tỷ lệ bao phủ đạt 92,04% dân số, với khoảng 91,1 triệu người tham gia BHYT, tăng hơn 2,2 triệu người so với năm 2021 và tăng 0,3% so với chỉ tiêu được giao tại Nghị quyết số 01/NQ-CP. Tại Bình Phước, tỷ lệ bao phủ BHYT toàn dân đã đạt 92,3%, cao hơn mức bình quân của cả nước.

Bảo hiểm xã hội tỉnh Bình Phước chia sẻ, hỗ trợ bệnh nhân khó khăn dịp Tết Nguyên đán 2023

Song song đó, việc đảm bảo quyền lợi khám, chữa bệnh (KCB) cho người có thẻ BHYT đạt được nhiều kết quả tiến bộ. Hằng năm, có hơn 100 triệu lượt người khám chữa bệnh BHYT được đảm bảo quyền lợi. Quyền lợi hưởng BHYT của người tham gia ngày càng được mở rộng ở cả phạm vi và mức hưởng. Cụ thể, khi tham gia BHYT, người dân sẽ được quỹ BHYT thanh toán đầy đủ các chi phí KCB BHYT theo quy định, không bị giới hạn về tuổi tác, số ngày điều trị và tổng chi phí KCB BHYT.

Theo thống kê của BHXH Việt Nam, mỗi năm Quỹ BHYT chi trả từ 100.000-105.000 tỷ đồng cho việc KCB BHYT, trong đó rất nhiều trường hợp người bệnh được chi trả lên tới nhiều tỷ đồng/năm. Ngoài việc chi trả chi phí KCB thông thường, Quỹ BHYT còn chi trả cho nhiều người mắc các bệnh hiểm nghèo, bệnh mạn tính như Hemophilia (bệnh rối loạn đông máu di truyền), ung thư, tim mạch, suy thận...

Vì vậy, từ nhiều năm nay, thẻ BHYT đã được phần lớn người dân coi như "phao cứu sinh", là "thẻ hộ mệnh" không thể thiếu của mỗi người dân, gia đình khi không may bị ốm đau, bệnh tật.

Luật BHYT quy định tất cả người dân đều có quyền tham gia BHYT và có phạm vi hưởng BHYT như nhau, gồm các chi phí khám chữa bệnh, phục hồi chức năng, khám thai định kỳ, sinh con; vận chuyển người bệnh từ tuyến huyện lên tuyến trên đối với một số đối tượng và chi phí trong công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người lao động, học sinh, sinh viên, trẻ em dưới 6 tuổi,…

Danh mục thuốc được quỹ BHYT thanh toán đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người có thẻ BHYT với hơn 1.000 hoạt chất hóa dược, sinh phẩm và trên hàng trăm thuốc đông y, thuốc từ dược liệu. Trong đó, có nhiều thuốc điều trị ung thư, thuốc điều trị bệnh hiếm, thuốc điều trị bệnh máu không đông, thuốc tim mạch đa dạng… người bệnh được chỉ định sử dụng dài ngày, có thuốc dùng suốt đời cho quá trình điều trị bệnh….

Những mô hình hay, cách làm sáng tạo

Với ý nghĩa nhân văn sâu sắc mà chính sách BHYT mang lại, trong 2 ngày 29, 30-6 vừa qua tại TP. Hồ Chí Minh, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức hội nghị chia sẻ kinh nghiệm phát triển người tham gia BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp năm 2023 và giai đoạn 2023-2025. Đây là cơ hội để BHXH các tỉnh, thành phố chia sẻ kinh nghiệm hay trong công tác phát triển người tham gia và các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức, thực hiện. 

Thời gian qua, toàn ngành BHXH Việt Nam đã triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp. Trong đó, đã thực hiện khảo sát, nghiên cứu báo cáo kinh tế - xã hội của các tỉnh để tìm phương án, “kịch bản” phát triển người tham gia BHXH, BHYT. Trên cơ sở văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của BHXH Việt Nam, hầu hết các địa phương đã chủ động xây dựng kịch bản với nhiều giải pháp cụ thể. BHXH các tỉnh, thành đã tích cực, chủ động tham mưu trình UBND, HĐND tỉnh ban hành các nghị quyết đưa chỉ tiêu phát triển người tham gia BHXH, BHYT vào chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội và giao chỉ tiêu phát triển người tham gia của địa phương; tham mưu ban hành các quyết định thành lập, kiện toàn Ban chỉ đạo; các văn bản chỉ đạo về tăng cường công tác phát triển người tham gia, hỗ trợ thêm mức đóng đối với một số nhóm đối tượng tham gia BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình… Qua đó, nâng cao vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền địa phương trong việc thực hiện hiệu quả chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT, đảm bảo an sinh xã hội tại địa phương.

Các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Bình Phước mua sắm nhiều trang thiết bị hiện đại phục vụ công tác khám, chữa bệnh cho bệnh nhân

Theo đó, các địa phương đã sáng tạo triển khai hiệu quả các mô hình phát triển người tham gia BHXH, BHYT như “Phụ nữ tiết kiệm nuôi heo đất mua thẻ BHYT hộ gia đình”, “Hùn vốn mua thẻ BHYT”, “Biến rác mua thẻ BHYT" đã thu hút đông đảo người tham gia. Các mô hình xã hội hóa đã vận động được nhiều nhà hảo tâm hỗ trợ, tặng sổ BHXH tự nguyện, thẻ BHYT cho những hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn. 

Bên cạnh đó, thông qua các mô hình, việc truyền thông, vận động trực tiếp người dân tham gia BHXH tự nguyện theo hình thức tổ, nhóm nhỏ tới từng hộ gia đình được đẩy mạnh, mang lại hiệu quả cao và phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương. 

Tại tỉnh Bến Tre, mặc dù ra mắt chưa tròn một năm, song đến nay mô hình “Nuôi heo đất tiết kiệm tham gia BHXH tự nguyện” đã được nhân rộng tại 403 tổ phụ nữ với gần 4.300 người, trong đó có 1.679 thành viên tham gia BHXH tự nguyện, vượt xa mục tiêu ban đầu mà cơ quan BHXH và Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh đề ra. Ngoài ra, mô hình “Ve chai” của Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Đắk Lắk đã trao gần 5.000 thẻ BHYT cho gia đình hội viên khó khăn với tổng số tiền hàng tỷ đồng; mô hình “Giúp nhau mua BHYT trả góp” tại tỉnh An Giang đã hỗ trợ hàng ngàn chị em phụ nữ tham gia BHYT….

Trong bối cảnh còn nhiều khó khăn, nhiệm vụ của ngành BHXH ngày càng nặng nề, để đạt được mục tiêu, nhiệm vụ đề ra, lãnh đạo BHXH Việt Nam cho rằng, BHXH các tỉnh, thành cần xác định tiềm năng và thế mạnh của địa phương để xây dựng kịch bản phát triển người tham gia phù hợp với tình hình thực tế. Đồng thời, tiếp tục học tập, nhân rộng những mô hình hay, cách làm hiệu quả trong phát triển người tham gia BHXH, BHYT.

    热门排行

    友情链接