Theo công bố của Bộ Tài Nguyên và Môi trường, trong bốn năm từ 2019 đến 2023, lượng rác xử lý bằng phương pháp chôn lấp trên cả nước giảm 6%, đây là tín hiệu tích cực.
Lãnh đạo Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho biết, lượng chất thải rắn phát sinh ở Việt Nam hiện khoảng 67.000 tấn/ngày. Trong đó, khu vực đô thị chiếm 60%, chỉ riêng 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP.HCM mỗi ngày có từ 7.000 - 9.000 tấn chất thải sinh hoạt.
Tỷ lệ thu gom hiện nay ở khu vực đô thị đạt 95%, nông thôn 71%.
Cả nước có hơn 1.700 cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt, gồm 470 lò đốt, hơn 1.200 bãi chôn lấp. Ba nhà máy đốt rác phát điện lớn đang hoạt động gồm nhà máy điện rác Sóc Sơn công suất 4.000 tấn mỗi ngày, nhà máy tại Cần Thơ công suất 400 tấn và tại Bắc Ninh 180 tấn.
Theo lãnh đạo Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường, năm 2023 lượng rác thải xử lý bằng phương pháp đốt tăng 7%. Việc xử lý bằng phương pháp đốt phát điện, khí hóa những năm tới dự kiến sẽ tăng hơn nữa, vì 15 nhà máy đốt rác đang được xây dựng.
"Tăng lượng rác đốt sẽ giảm áp lực ô nhiễm môi trường đất, nước cho các địa phương", đại diện Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường nói và cho biết tuy lượng rác chôn lấp giảm, nhưng vẫn ở mức cao, vẫn tồn đọng một số bất cập cần xử lý.
Hàng chục doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nhà nước đang tham gia thu gom, xử lý rác thải, song năng lực của các doanh nghiệp lại không đồng đều và còn nhiều hạn chế, yếu kém.
Phương tiện thu gom của các doanh nghiệp chưa phù hợp, thiếu các trạm trung chuyển để tái chế, phân loại và xử lý rác thải. Một số địa phương lúng túng trong lựa chọn công nghệ xử lý rác thải, sử dụng công nghệ lạc hậu, chưa đáp ứng yêu cầu.
Việc triển khai các dự án xử lý chất thải với công nghệ hiện đại còn chậm. Quy hoạch nơi đặt vị trí các nhà máy xử lý rác gặp phải sự phản đối của người dân địa phương.
Lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường chia sẻ đang huy động mọi nguồn lực để xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo hướng giảm hỗ trợ từ ngân sách, áp giá dịch vụ, từng bước điều chỉnh giá để bù đắp kinh phí thu gom, xử lý.
Trong năm 2024, toàn ngành tài nguyên và môi trường đặt mục tiêu cải thiện các chỉ số thành phần môi trường, trên 92% khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung.
Đồng thời Bộ cũng xác định 95% chất thải rắn sinh hoạt đô thị sẽ được thu gom, xử lý bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn và 40% rác thải sinh hoạt được xử lý theo mô hình đốt rác, phát điện, tái chế thay cho chôn lấp.
- Xử lý các dự án điển hình để cảnh tỉnh, răn đe
- Hà Nội có 1 ca mắc Covid
- Trưa 6/10, Hà Nội thêm 6 ca Covid
- TP.HCM: Kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu đều tăng mạnh
- Chuyển thông tin có dấu hiệu tiêu cực tại nhiều cơ sở đào tạo lái xe đến công an
- 10 phòng kiểm nghiệm Việt Nam được Indonesia công nhận sắp hết hạn
- Quảng Nam triển khai tiêm 450.000 liều vắc xin Covid
- Tiềm năng và khả năng tăng trưởng 2018 trong tầm tay
- Ngăn chặn, phòng trừ dịch bệnh, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm dịp Tết
- Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt hơn 12 tỷ USD trong 4 tháng
- Sạc nhanh pin điện thoại bằng một vài thủ thuật
- Cụ ông liệt nửa người, từng tiên lượng tử vong khỏi Covid
- Đặc khu phải là đột phá để tạo nên nguồn ngân sách
- Hơn 24.000 F0 cách ly, điều trị tại nhà ở TP.HCM khỏi bệnh
- Doanh nghiệp phần mềm Việt đầu tiên chạm mốc 200 triệu USD
- CDC Hà Nội xác định được nguồn lây của ổ dịch Covid
- TP.HCM vừa nới lỏng giãn cách, gần 10 ca ngộ độc rượu nặng nhập viện
- Đường đi của vàng: Khó đoán định
- Phiên đấu giá biển số ô tô đầu tiên bị tạm dừng vì lỗi kỹ thuật
- Tiếng "thở dài" của ngành điều
随便看看
- Copyright © 2025 Powered by 【so keo bong da】Tỷ lệ chôn lấp rác thải giảm,Empire777 sitemap