您的当前位置:首页 > Cúp C2 > 【ket qua bong da tho nhi ky】Người dân Italia phản đối cải cách Hiến pháp 正文

【ket qua bong da tho nhi ky】Người dân Italia phản đối cải cách Hiến pháp

时间:2025-01-10 20:53:10 来源:网络整理 编辑:Cúp C2

核心提示

Hàng chục ngàn người đã xuống đường biểu tình ở thủ đô Rome, Itali ket qua bong da tho nhi ky

Hàng chục ngàn người đã xuống đường biểu tình ở thủ đô Rome,ườidnItaliaphảnđốicảicchHiếket qua bong da tho nhi ky Italia, nhằm phản đối cải cách Hiến pháp của chính phủ Thủ tướng Matteo Renzi, đồng thời kêu gọi người dân tẩy chay cuộc trưng cầu dân ý dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 4-12 tới đây.

Ước tính 50.000 người đã tham gia cuộc biểu tình. Ảnh: Vietnam+

Cuộc tuần hành lấy tên gọi “Ngày không Renzi” do các nghiệp đoàn phát động đã diễn ra tại nhiều thành phố của Italia,  nhằm phản đối cuộc trưng cầu dân ý về cải cách Hiến pháp của chính phủ. Tại thủ đô Rome, hàng ngàn người biểu tình đã tập trung tại Quảng trường Cộng hòa và sau đó diễu hành qua nhiều tuyến phố. Điểm kết thúc của cuộc biểu tình là Quảng trường Nhân dân, nơi phe phản đối cải cách tổ chức một buổi hòa nhạc nhằm kêu gọi bỏ phiếu chống trong cuộc trưng cầu dân ý. Cảnh sát Italia đã phải tăng cường an ninh ở mức cao nhất nhằm ngăn không để xảy ra các tình huống xấu.

Nguyên nhân chính dẫn đến làn sóng biểu tình phản đối cải cách Hiến pháp phải kể đến sự lãnh đạo kém hiệu quả của Chính phủ Italia trong thời gian qua. Từ đó tạo ra mâu thuẫn gay gắt và đấu đá của các đảng phái đối lập nhằm tranh giành quyền lực. Hệ lụy của nó là nền kinh tế nước này đã và đang đứng trước nguy cơ chậm phát triển so với các nước trong Liên minh châu Âu (EU). Các cuộc thăm dò gần đây cho thấy, chỉ có khoảng 50% cử tri có ý định tham gia bỏ phiếu trong lần trưng cầu dân ý tới đây và đa số cử tri sẽ nói “Không” với kế hoạch cải cách Hiến pháp. Tuy nhiên, để bảo vệ kế hoạch này, ông Renzi khẳng định cải cách Hiến pháp là điều cần thiết nhằm giúp Italia trở nên hiện đại hơn, tương thích với các nước trong EU, đồng thời giúp đất nước này đối mặt với những thách thức trong một thế giới đang toàn cầu hóa một cách nhanh chóng. Ông Renzi nhiều lần khẳng định sửa đổi Hiến pháp theo hướng tập trung quyền lực cho chính quyền trung ương, tăng cường sự ổn định chính trị tại Italia, nơi có đến 63 bộ máy chính quyền cấp vùng kể từ năm 1945 đến nay.

Hiện nay, ở Italia 2 viện đang có quyền lực ngang bằng nhau và đang thường xuyên đấu đá để giành thêm quyền lực cho mình, khiến việc lập pháp gặp nhiều khó khăn. Cụ thể mỗi dự luật đều phải được hai viện trong Quốc hội thông qua và tốn rất nhiều thời gian. Còn theo đề xuất cải cách Hiến pháp của Chính phủ ông Renzi, hệ thống lưỡng viện của Italia sẽ được cải tổ. Theo đó, Hạ viện Italia sẽ có nhiệm vụ tiến hành các cuộc bỏ phiếu tín nhiệm và thông qua các dự luật. Trong khi đó, Thượng viện sẽ bị cắt giảm đáng kể về số lượng, từ 315 nghị sĩ xuống còn 100 nghị sĩ. Thượng viện cũng sẽ chịu trách nhiệm sửa đổi Hiến pháp và các luật vốn tác động trực tiếp đến 20 vùng của Italia. Ngoài ra, quyền lực của các chính quyền địa phương cũng sẽ bị cắt giảm đáng kể.

Tuy nhiên, việc cải cách Hiến pháp này đang vấp phải những phản ứng trái chiều. Trong một diễn biến liên quan, Chủ tịch Đảng Dân chủ (PD) Gianni Cuperlo, một trong những người phản đối quyết liệt việc cải cách Hiến pháp, tuyên bố ông vẫn tiếp tục bỏ phiếu phản đối việc sửa đổi Hiến pháp. Ông Cuperlo cũng nhấn mạnh sẽ xin rút khỏi Quốc hội nếu các kế hoạch về cải cách Hiến pháp không được sửa đổi phù hợp, đồng thời cảnh báo về nguy cơ xảy ra chia rẽ trong nội bộ Đảng Dân chủ (PD). Ngoài ông Cuperlo, nhiều thành viên quan trọng khác trong Đảng PD cũng khẳng định không ủng hộ cải cách Hiến pháp, trong đó có cựu Tổng Thư ký PD Pier Luigi Bersani và cựu Thủ tướng Massimo D’Alema.

Không chỉ các đảng đối lập tại Italia đang tiến hành chiến dịch phản đối các cải cách do Thủ tướng Renzi đề xuất mà nhiều nước châu Âu cũng bày tỏ lo ngại đối với tiến trình cải cách này.

Theo giới quan sát, hầu hết các cuộc thăm dò dư luận gần đây đều cho thấy Thủ tướng Renzi sẽ thất bại trong cuộc trưng cầu dân ý về cải cách Hiến pháp và có nguy cơ sẽ phải từ chức như ông đã từng tuyên bố. Tuy nhiên, số lượng cử tri hiện đang do dự vẫn còn khá lớn và dự kiến họ có thể quay sang ủng hộ Thủ tướng Renzi vào phút chót. Điều này cũng thường xảy ra ở các cuộc bỏ phiếu hoặc bầu cử tại Italia. Liệu những diễn biến bất ngờ có thể xảy ra ở chính trường Italia như những lần trước đây hay không là vấn đề được nhiều người quan tâm.

HN tổng hợp