【kết quả liga tây ban nha】Quyết đưa thịt lợn “xuất ngoại”
作者:World Cup 来源:Cúp C2 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-11 00:30:05 评论数:
Rục rịch chuẩn bị
Ông Vũ Trọng Nghĩa,ếtđưathịtlợnxuấtngoạkết quả liga tây ban nha Giám đốc Công ty CP Thương mại và Đầu tư Biển Đông cho biết: Sau khi tiếp xúc với đoàn kiểm tra của Liên bang Nga sang làm việc tại Việt Nam về việc kiểm tra các điều kiện an toàn vệ sinh dịch bệnh, an toàn thực phẩm các cơ sở giết mổ lợn để XK sang Nga và tìm hiểu thông tin về thị trường Nga, Hàn Quốc, Nhật Bản, từ năm 2014, Công ty đã đầu tư Dự án “Nhà máy chế biến thực phẩm sạch-khu chăn nuôi xanh”.
Dự án có diện tích nhà xưởng giết mổ, kho lạnh là 5.000 m2; nhà máy giết mổ lợn bằng dây chuyền tự động công suất 300 con/giờ và kho lạnh với công nghệ đồng bộ NK từ Hàn Quốc, tổng vốn đầu tư 350 tỷ đồng. Đến thời điểm hiện tại, các hạng mục cơ bản đã hoàn thành và dự kiến đi vào hoạt động từ tháng 11 tới. “Để đón đầu cơ hội XK thịt lợn vào thị trường Hàn Quốc, ngày 28/5/2017, Công ty Biển Đông cũng đã ký hợp đồng nguyên tắc với Công ty thực phẩm Hàn Quốc sẽ tiêu thụ 2.000 tấn thịt lợn/năm. Hiện tại, Công ty Biển Đông đã sẵn sàng tham gia hội nhập, XK thịt lợn”, ông Nghĩa nói.
Liên quan tới vấn đề này, theo ông Đào Quang Vinh, Tổng giám đốc Công ty CP Công nghệ Thực Phẩm Vinh Anh: DN này đã tham gia ký kết chuỗi sản xuất thịt lợn an toàn, trước mắt nhằm liên kết sản xuất, tạo ra thực phẩm an toàn phục vụ người tiêu dùng trong nước. Trong tương lai, định hướng của DN đặt ra là khi giá thành sản xuất có thể cạnh tranh được thì tiến tới XK sang thị trường như Hà Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc.
“Khi tham gia chuỗi sản xuất cùng DN, DN đảm bảo tìm mọi cách tiêu thụ sản phẩm cho bà con nông dân, đổi lại bà con nông dân phải cam kết thực hiện tất cả quy trình chăn nuôi theo chuỗi do DN đặt ra. Ở thời điểm hiện tại, DN cũng có sự hỗ trợ, động viên để bà con làm thật tốt, tham gia sản xuất đáp ứng các tiêu chuẩn VietGap, tiến tới truy xuất nguồn gốc từng con lợn. Thực tế, DN cũng đã học tập kinh nghiệm từ chuỗi XK thịt gà trước đây và thấy rằng, ban đầu việc XK khá khó khăn, song sau vài năm đã ổn định. Công ty rất kỳ vọng có thể XK thành công”, ông Vinh nhấn mạnh.
Tháo “nút thắt” vùng an toàn dịch bệnh
DN kỳ vọng, có sự chuẩn bị nhất định hướng tới XK, tuy nhiên để đưa lợn Việt xuất ngoại, nhất là sang các thị trường khắt khe như Nhật Bản, Hàn Quốc… không phải điều dễ dàng. Theo ông Vinh, hiện còn khá nhiều khó khăn mà DN phải đối mặt, trong đó lớn nhất là làm sao có thể tạo ra được vùng an toàn dịch bệnh theo quy định của thị trường quốc tế. “Hiện nay, về cơ bản chất lượng sản phẩm chăn nuôi khá tốt, song chưa thể quy hoạch vùng an toàn dịch bệnh. Muốn giải quyết, XK được thịt lợn, Chính phủ cùng các bộ, ngành phải cùng vào cuộc, đồng hành hỗ trợ DN, người nông dân”.
Trên thực tế, xung quanh câu chuyện XK thịt lợn, chính lãnh đạo Cục Thú y (Bộ NN&PTNT) cũng thừa nhận, yêu cầu của các nước NK thịt lợn là sản phẩm phải bảo đảm an toàn dịch bệnh lở mồm long móng theo yêu cầu của Tổ chức Thú y thế giới (OIE), song Việt Nam chưa đạt được yêu cầu này. Để giải quyết vấn đề này, thời gian tới, Bộ NN&PTTN chỉ đạo Cục Thú y hướng dẫn các địa phương và DN xây dựng quy trình liên kết các chuỗi sản xuất sản phẩm chăn nuôi an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và đáp ứng yêu cầu XK; tiếp tục đề nghị Tổ chức Thú y thế giới (OIE) hỗ trợ Việt Nam xây dựng và công nhận vùng an toàn dịch bệnh theo tiêu chuẩn của OIE.
Với các DN, cơ sở sản xuất sản phẩm chăn nuôi, Bộ NN&PTTN đề nghị chủ động đăng ký và phối hợp chặt chẽ với cơ quan chuyên môn của Trung ương và địa phương triển khai xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh và xây dựng các chuỗi sản xuất sản phẩm chăn nuôi đáp ứng yêu cầu XK; định hướng và có kế hoạch cụ thể để đầu tư xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh và xây dựng các chuỗi sản xuất sản phẩm chăn nuôi...
Ngoài vấn đề xây dựng vùng an toàn dịch bệnh, ông Nghĩa nhấn mạnh: Để thúc đẩy XK thịt lợn, đặc biệt là XK sang thị trường Hàn Quốc trong thời gian tới, đề nghị các cơ quản quản lý nhà nước hỗ trợ mở thị trường cấp nhà nước cho sản phẩm thịt lợn của Việt Nam; thống nhất và tập hợp thông tin quy định quản lý kỹ thuật, thương mại với các cơ quan quản lý nước NK; tổ chức tuyên truyền, phổ biến rộng rãi các quy định tới cộng đồng DN có nhu cầu XK.
Một số DN chăn nuôi khác kiến nghị cơ quan quản lý nhà nước cần thường xuyên trao đổi, hợp tác giữa các cơ quan hữu quan giữa Việt Nam và các nước để đánh giá, tháo gỡ các khó khăn còn tồn tại trong việc XNK; xây dựng bộ phận hỗ trợ các DN có nhu cầu XK về kỹ thuật và các thủ tục hành chính, XNK.
Theo báo cáo từ Hãng nghiên cứu toàn cầu (IBC), trong năm 2016: Việt Nam XK tiểu ngạch sang Trung Quốc đạt gần 12 triệu con lợn (33.000 con/ngày). Dự kiến năm 2017, Việt Nam xuất tiểu ngạch sang Trung Quốc khoảng 2,4 triệu con (giảm 80% so với năm 2016). Nếu tình hình không khả quan, con số XK trên sẽ giảm sút chỉ đạt 1,17 triệu con… Trong khi đó, XK chính ngạch lại hạn chế. Cụ thể, trong giai đoạn 2013-2016, lợn thịt xẻ chính ngạch của Việt Nam mới được xuất sang thị trường Hồng Kông (Trung Quốc) và Malaysia khoảng 15-20 nghìn tấn (tương đương 200.000 con). Các con số trên cho thấy, tình hình XK thịt lợn của Việt Nam hiện tại hoàn toàn không tương xứng với tiềm năng sản xuất. |