【so keo nha cai】Quyết liệt thúc đẩy cải cách hành chính
Bài,ếtliệtthúcđẩycảicáchhànhchíso keo nha cai ảnh: QUỐC THÁI
Theo kết quả Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính (SIPAS), Chỉ số Cải cách hành chính (PAR INDEX) năm 2022 vừa được Bộ Nội vụ công bố vào tháng 4-2023, TP Cần Thơ đã có sự cải thiện về thứ hạng. Ðối với Chỉ số SIPAS, TP Cần Thơ xếp thứ 36 (tăng 12 bậc so với năm 2021); đối với Chỉ số PAR INDEX, thành phố xếp thứ 26 (tăng 25 bậc so với năm 2021) và xếp thứ 4/13 tỉnh, thành khu vực ÐBSCL (sau các tỉnh Long An, Hậu Giang và Ðồng Tháp). Kết quả trên cho thấy nỗ lực của thành phố trong thúc đẩy cải cách hành chính (CCHC), phục vụ người dân và doanh nghiệp ngày càng tốt hơn.
Ông Nguyễn Thanh Nhanh, Trưởng Phòng CCHC - Văn thư, lưu trữ (Sở Nội vụ), phân tích Chỉ số CCHC khối quận, huyện tại một buổi tọa đàm chia sẻ kinh nghiệm về công tác CCHC.
Tháng 4-2023, Sở Nội vụ TP Cần Thơ phối hợp các quận, huyện tổ chức 3 buổi tọa đàm chia sẻ kinh nghiệm về công tác CCHC (mỗi cụm có 3 quận, huyện tham gia). Ðây là một trong những hoạt động nhằm giúp các địa phương trao đổi, tìm giải pháp khắc phục những tồn tại, hạn chế trong công tác CCHC nói chung và cải thiện các chỉ số mất điểm đối với Chỉ số PAR INDEX và SIPAS. Theo ông Nguyễn Thanh Nhanh, Trưởng Phòng CCHC - Văn thư, lưu trữ (Sở Nội vụ), các chỉ số liên quan đến công tác CCHC của thành phố phụ thuộc một phần vào kết quả công tác CCHC của các địa phương. Vì thế, từ năm 2022, khi các chỉ số về công tác CCHC đều “rớt hạng”, Sở Nội vụ chủ trì tổ chức các buổi tọa đàm để mỗi địa phương cùng bàn bạc, đề xuất giải pháp khắc phục những hạn chế, nhân rộng những mô hình hiệu quả nhằm thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ CCHC.
Năm 2022, lần đầu tiên Sở Nội vụ tham mưu UBND thành phố tổ chức hội thi đánh giá năng lực ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số cho 244 thí sinh là lãnh đạo cấp phòng thuộc cấp sở, UBND cấp huyện, chủ tịch và phó chủ tịch UBND cấp xã. Qua đó, nâng cao nhận thức về công tác CCHC và ứng dụng công nghệ thông tin đối với công chức lãnh đạo quản lý. Sở Nội vụ còn tổ chức cuộc thi khảo sát kiến thức CCHC cho 633 công chức, viên chức phụ trách tại Bộ phận Một cửa của các sở, ban, ngành thành phố và UBND cấp huyện, cấp xã. Công tác kiểm tra về CCHC được tăng cường, bình quân 2 đợt/năm (chưa kể kiểm tra đột xuất). Từ đầu năm 2023 đến nay, Ðoàn kiểm tra CCHC thành phố đã kiểm tra 7 cơ quan, đơn vị gồm 4 sở, 1 cơ quan ngành dọc và 2 quận, huyện. Sở Nội vụ kiểm tra đột xuất việc chấp hành quy chế văn hóa công sở, kỷ luật và kỷ cương hành chính tại 24 cơ quan, đơn vị. Qua đó góp phần chấn chỉnh lề lối làm việc của cán bộ, công chức, viên chức.
Bên cạnh đó, các cơ quan, đơn vị trên địa bàn thành phố tăng cường tuyên truyền những giải pháp mới, cách làm hay trong công tác CCHC. Ðiển hình, Sở Kế hoạch và Ðầu tư phối hợp Hiệp hội Doanh nghiệp thành phố làm đầu mối tổ chức chương trình “Cà phê doanh nhân” từ tháng 8-2022. Theo đó, mỗi tháng 2 kỳ, các doanh nhân họp mặt, trao đổi với lãnh đạo các sở, ngành về những vấn đề liên quan đến chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và các thủ tục hành chính liên quan. Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố triển khai ứng dụng Zalo Official, cung cấp thông tin về dịch vụ công trực tuyến, thanh toán nghĩa vụ tài chính trực tuyến, thiết kế phần mềm trợ lý ảo hỏi đáp về thủ tục hành chính lĩnh vực Tài nguyên và Môi trường. Tại Sở Giao thông vận tải, 100% cán bộ, công chức, viên chức đăng ký tài khoản trên Cổng Dịch vụ công quốc gia, đồng thời rà soát, tái cấu trúc quy trình, tích hợp, cung cấp dịch vụ công trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công quốc gia. Sở đang triển khai 60/123 thủ tục hành chính thực hiện dịch vụ công trực tuyến toàn trình (đạt tỷ lệ 100% thủ tục đủ điều kiện triển khai dịch vụ trực tuyến toàn trình) và được tích hợp đầy đủ trên Cổng Dịch vụ công quốc gia.
Mặc dù đã nỗ lực, nhưng công tác CCHC của thành phố còn một số khó khăn, hạn chế nhất định, nhất là việc triển khai dịch vụ công trực tuyến. Nguyên nhân do người dân chưa quen thao tác giao dịch hồ sơ trên môi trường điện tử; công tác tuyên truyền về dịch vụ công trực tuyến ở một số đơn vị, địa phương chưa được quan tâm đúng mức; trang thiết bị phục vụ chuyển đổi số còn thiếu hoặc đã xuống cấp, chưa đáp ứng yêu cầu. Theo UBND quận Ninh Kiều, kết quả số hóa kết quả giải quyết thủ tục hành chính của quận chưa đạt yêu cầu đề ra, do số lượng số hóa rất nhiều, song nguồn nhân lực lại thiếu. Ðể đảm bảo 100% thủ tục hành chính được tiếp nhận và trả kết quả tại Bộ phận Một cửa cấp quận được số hóa, UBND quận đã chỉ đạo xây dựng kế hoạch triển khai giao doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích đảm nhận hướng dẫn, tiếp nhận và số hóa hồ sơ, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính đối với một số lĩnh vực.
Thành phố sẽ tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, người dân về chính quyền số, chuyển đổi số. Ðồng thời, tiếp tục hoàn thiện Cổng Dịch vụ công thành phố theo hướng đồng bộ, hiện đại, an toàn, dễ sử dụng; đánh giá, xếp hạng mức độ ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng chính quyền điện tử của từng cơ quan, đơn vị. Tập trung thực hiện số hóa kết quả giải quyết thủ tục hành chính; tăng cường tuyên truyền, khuyến khích người dân tham gia sử dụng dịch vụ công trực tuyến, góp phần xây dựng nền hành chính chuyên nghiệp, hiện đại và dân chủ.