您的当前位置:首页 > Nhà cái uy tín > 【kqbd duc 2】Cái giá đắt cho nỗi ám ảnh ngoại hình của người Hàn Quốc 正文

【kqbd duc 2】Cái giá đắt cho nỗi ám ảnh ngoại hình của người Hàn Quốc

时间:2025-01-09 13:11:02 来源:网络整理 编辑:Nhà cái uy tín

核心提示

Leem So-yeo là giảng viên giáo dục phổ thông tại Đại học Dong-A và kqbd duc 2

Leem So-yeo là giảng viên giáo dục phổ thông tại Đại học Dong-A và là tác giả của cuốn sách “How I become a plastic beauty” (tạm dịch: Làm sao để tôi trở thành một người đẹp dao kéo).

Trong quá trình làm luận án tiến sĩ,áigiáđắtchonỗiámảnhngoạihìnhcủangườiHànQuốkqbd duc 2 cô có những cuộc phỏng vấn với bác sĩ, bệnh nhân và nhiều người khác trong ngành này. Chúng khiến nỗi tò mò của cô ngày càng lớn khi nhận ra nỗi ám ảnh mang tính quốc gia về ngoại hình đẹp và cạm bẫy của nó.

Leem bị thôi thúc phải đụng chạm dao kéo như một cách hiểu hơn về bệnh nhân, để rồi nhận ra rằng cái giá mà họ phải trả thực sự quá cao, theo Korea Times.

Hành trình đau đớn

Leem ghi lại quá trình thay đổi về thể chất và cảm xúc của mình khi phẫu thuật hàm trong một cuốn nhật ký.

“Ngày đầu tiên. Ngày tồi tệ nhất. Tôi không nhớ gì cả… Miệng khô khốc, cổ họng đau rát khi phải liên tục thở bằng miệng. Thời gian khủng khiếp nhất là ban đêm. Không có ai xung quanh tôi. Trời rất nóng và tôi chất những chiếc gối cạnh thành giường để dễ ngủ. Tôi phát điên lên khi cứ thức giấc dù rất muốn ngủ”, nhật ký của cô viết.

 Quá trình làm luận án tiến sĩ, Leem So-yeo đã bước chân vào ngành công nghiệp thẩm mỹ. Ảnh: Shim Hyun-chul/Korea Times.

Đến ngày thứ hai sau cuộc phẫu thuật, mặt của Leem sưng tấy nghiêm trọng. Cô được yêu cầu đeo mặt nạ đàn hồi che toàn bộ khuôn mặt trừ mắt, mũi và miệng. Ngày thứ 3, cô chỉ có thể uống nước và đồ ăn dạng lỏng trong suốt một tuần tới. Ngày thứ 5, cô cảm thấy buồn nôn và đau hàm. Cô lo ngại hàm của mình có thể đã nhiễm trùng.

Leem đã trải qua cuộc phẫu thuật với mục đích ban đầu là để cải thiện khớp cắn, nhưng nó cũng có thể giúp thay đổi gương mặt.

Ngay cả trong thời gian phục hồi, Leem vẫn tiến hành nghiên cứu. Khi đó, Leem đang theo học tiến sĩ khoa học và công nghệ tại Đại học Quốc gia Seoul.

Trong quá trình viết luận án, cô làm điều phối viên tại một trong nhiều phòng khám phẫu thuật thẩm mỹ ở Cheongdam, Seoul - khu vực nổi tiếng về công nghiệp dao kéo.

Từ năm 2008 đến năm 2010, cô có cơ hội quan sát ngành công nghiệp này khi xin làm các công việc linh tinh, từ rửa bát đĩa đến chào đón khách tại quầy lễ tân. Vào tháng 11/2022, cô đã thu thập kết quả và lấy nội dung các tạp chí ghi lại những quan sát của mình, rồi xuất bản chúng trong một cuốn sách có tên “How I become a plastic beauty”.

Ám ảnh ngoại hình

Leem cho biết cô chưa bao giờ có ý định phẫu thuật thẩm mỹ trước khi bắt tay vào nghiên cứu.

Phẫu thuật thẩm mỹ bùng nổ và phát triển mạnh ở Hàn Quốc. Ảnh: Jean Chung.

"Tôi đã được bác sĩ phẫu thuật kiểm tra khuôn mặt. Và tôi bị thuyết phục bởi quan điểm của anh ấy, với cách anh ấy nhìn nhận một khuôn mặt đẹp", Leem nói với The Korea Times trong một cuộc phỏng vấn gần đây.

Xuất phát từ sự tò mò và khát khao làm đẹp, Leem đã hiểu thêm về những người từng phẫu thuật thẩm mỹ, trong đó phần lớn là phụ nữ.

Ngay từ khi bắt đầu nghiên cứu, cô muốn tập trung vào quá trình chi tiết và kết quả phẫu thuật thẩm mỹ của phụ nữ hơn là lý do quyết định phẫu thuật. Một trong những phát hiện của cô là mặc dù nhiều người lao vào phẫu thuật với niềm tin nó sẽ thay đổi ngoại hình của họ một cách kỳ diệu, thực tế lại khác xa.

Leem đưa ra ví dụ về một chương “lột xác” phổ biến được phát sóng khoảng 10 năm trước. Chương trình có sự góp mặt của một phụ nữ có "khuôn mặt kém hấp dẫn", ghi lại quá trình biến đổi của cô ấy qua nhiều cuộc phẫu thuật thẩm mỹ.

Leem khám phá về ám ảnh ngoại hình đẹp của người Hàn Quốc và thấy cái giá phải trả khi phẫu thuật thẩm mỹ là quá lớn. Ảnh: Korea Times, Leem So-yeon.

Nhiều tháng sau, người phụ nữ tiết lộ khuôn mặt "đã thay đổi đẹp" của mình với gia đình và những người tham gia khác trong trường quay - những khán giả giàn giụa nước mắt. Người phụ nữ cho biết cô "rất hài lòng" với cuộc sống của mình sau khi hoàn thành phẫu thuật.

Thế nhưng, trong 10 bệnh nhân trải qua phẫu thuật hàm mà Leem từng phỏng vấn, không ai mô tả cuộc sống sau phẫu thuật của mình là thú vị hay "rất hài lòng". Hầu hết họ đều đau đầu với một câu hỏi quan trọng, thậm chí kéo dài nhiều tuần sau khi phẫu thuật, rằng "Khi nào tôi sẽ đẹp?".

Trong quá trình nghiên cứu, Leem nhận ra việc lắng nghe tiếng nói của những người liên quan đến ngành này, chẳng hạn bệnh nhân, bác sĩ phẫu thuật và y tá, quan trọng hơn trong việc giúp thay đổi thế giới phẫu thuật thẩm mỹ.

“Tôi từng rất ghen tỵ với một người đẹp. Những suy nghĩ trong quá khứ của tôi, như ảo tưởng về một khuôn mặt đẹp, đã được khơi dậy khi tôi biết nhiều hơn về ngành công nghiệp này. Tôi hy vọng phụ nữ (những người quan tâm đến phẫu thuật thẩm mỹ) có nhiều cơ hội hơn để lắng nghe kinh nghiệm của những người đã trải qua quá trình này, và cơ hội nhìn lại hình mẫu quá khứ của họ”, Leem nói.

Theo Zing