| Phiên thảo luận về kinh tế- xã hội tại tổ 10. |
Đây là nội dung được Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đề cập trong giải giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tưcông những tháng cuối năm,ếtquảgiảingânđầutưcônglàcăncứquantrọngđánhgiácánbộlkeo nha cai tại báo cáo giải trình ý kiến đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, dự kiến kế hoạch năm 2025. Ngày 4/11, Quốc hội sẽ thảo luận tại hội trường về tình hình kinh tế, xã hội. Trước đó, thảo luận tại tổ, nhiều vị đại biểu bày tỏ sốt ruột khi giải ngân vốn đầu tư công 9 tháng chưa đạt 50% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, đồng thời đề nghị nêu rõ nguyên nhân và giải pháp để thực hiện mục tiêu giải ngân vốn đầu tư công năm 2024. Theo Bộ trưởng, giải ngân vốn đầu tư công 9 tháng chưa đạt 50% kế hoạch có nguyên nhân do tính đặc thù của giải ngân vốn đầu tư công. Tỷ lệ giải ngân những tháng đầu năm thấp, xu hướng tăng mạnh trong những tháng cuối năm. Thời điểm đầu năm, các bộ, cơ quan trung ương và địa phương thường tập trung vào việc thực hiện công tác thanh toán, quyết toán kế hoạch vốn năm 2023, giải ngân vốn còn lại của năm 2023 được kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân sang năm 2024. Sau khi được giao kế hoạch vốn năm 2024, các cấp, các ngành mất nhiều tháng để triển khai kế hoạch hoạt động, kế hoạch đấu thầu, kế hoạch triển khai thực hiện, thi công để có khối lượng thực hiện tích lũy, kế hoạch đấu thầu được phê duyệt đầu năm thì phải đến giữa năm mới lựa chọn được nhà thầuvà ký hợp đồng, việc tạm ứng vốn hợp đồng, hay giải ngân khối lượng thực hiện thường xảy ra vào thời điểm cuối năm. Bên cạnh đó là tâm lý ngại làm thủ tục giải ngân nhiều lần của chủ đầu tư, ban quan lý dự án, nhà thầu. Việc làm thủ tục giải ngân vốn đầu tư công thường được dồn thực hiện vào thời điểm kết thúc năm ngân sách. Bên cạnh đó còn có nguyên nhân từ công tác lập kế hoạch đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước hằng năm chưa sát với khả năng thực hiện: vẫn còn tình trạng một số bộ, cơ quan trung ương và địa phương không hoàn thành phân bổ đúng thời gian quy định; một số bộ, địa phương đề xuất trả lại vốn đầu tư công kế hoạch năm 2024 được giao. Các khó khăn, vướng mắc trong hoàn thiện thủ tục đầu tư dự án cũng được Bộ trưởng đề cập. Như, việc chấp thuận chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, chủ trương chuyển đổi mục đích sử dụng đất lúa, đất rừng phải thực hiện rất nhiều thủ tục tại nhiều cơ quan từ địa phương đến trung ương, ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ của dự án. Ngoài ra, theo Bộ trưởng còn có khó khăn về nguồn thu ngân sách địa phương đảm bảo cho chi đầu tư phát triển, khó khăn trong triển khai thực hiện dự án. Còn tình trạng cán bộ, công chức, viên chức có biểu hiện né tránh, đùn đẩy công việc, sợ sai, sợ trách nhiệm, không dám tham mưu, đề xuất xử lý công việc; không thực hiện đầy đủ chức năng, quyền hạn trong thực thi công vụ gây ách tắc trong công tác tổ chức thực hiện, giải ngân vốn đầu tư công - Báo cáo nêu. Trong giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm, người đứng đầu ngành kế hoạch và đầu tư cho biết sẽ đẩy mạnh hoàn thành phân bổ, triển khai thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công; đẩy nhanh tiến độ triển khai các công trình, dự án đầu tư công trọng điểm, quan trọng quốc gia, đường cao tốc, công trình trọng điểm, liên vùng, dự án có tác động lan tỏa,...; xác định đây là một trong các nhiệm vụ chính trị trọng tâm, tập trung ưu tiên trong chỉ đạo điều hành, gắn với trách nhiệm của người đứng đầu các bộ, cơ quan trung ương và địa phương. Giải pháp tiếp theo được Bộ trưởng nêu là quyết liệt, chủ động xử lý, tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn một cách kịp thời, hiệu quả theo chức năng, nhiệm vụ được giao; thực hiện cơ chế phân công, giao trách nhiệm, phối hợp rõ ràng, cụ thể về thẩm quyền, trách nhiệm giữa các cơ quan, đơn vị trong việc hoàn thiện thủ tục đầu tư dự án. Lập kế hoạch giải ngân chi tiết từng dự án và tuân thủ nghiêm kế hoạch giải ngân theo từng tháng, quý. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hiện trường, đôn đốc các nhà thầu, tư vấn đẩy nhanh tiến độ. Phân công cụ thể lãnh đạo chịu trách nhiệm theo dõi tiến độ thực hiện; bám sát, kịp thời tháo gỡ khó khăn và chịu trách nhiệm về kết quả giải ngân của từng dự án, coi đây là căn cứ quan trọng khi đánh giá xếp loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao trong năm 2024 của tập thể, cá nhân, cũng là nội dung được Bộ trưởng nêu. Vẫn nằm trong giải pháp, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho hay, sẽ tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong giải ngân vốn đầu tư công gắn với đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, cá thể hóa trách nhiệm đi đôi với tăng cường kiểm tra, giám sát và kiểm soát quyền lực. Có chế tài xử lý nghiêm theo quy định pháp luật các chủ đầu tư, ban quản lý dự án, tổ chức, cá nhân cố tình gây khó khăn, cản trở, làm chậm tiến độ giao vốn, thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công. Thay thế kịp thời những cán bộ, công chức, viên chức yếu kém về năng lực, sợ sai, sợ trách nhiệm, đùn đẩy, né tránh khi thực thi công vụ, trì trệ, gây nhũng nhiễu, phiền hà, kiên quyết xử lý các hành vi tiêu cực, tham nhũng trong quản lý đầu tư công - Bộ trưởng hồi âm đề nghị của đại biểu Quốc hội. |