Chia sẻ về các hoạt động Hỗ trợ Chương trình tăng Năng suất lao động của Việt Nam,ìmlờigiảichobàitoántăngnăngsuấtlaođộngcủaViệbingdaso ông Luca Fedi - Chuyên gia chính sách việc làm và năng suất, Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) cho hay, hiện nay, năng suất lao động của Việt Nam vẫn thấp hơn các nước Châu Á khác nhưng đang tăng nhanh hơn. Trước COVID-19, tốc độ tăng là 6.5%/năm, trung bình ở mức 5% mỗi năm từ 2012.
Gia tăng năng suất trong nông nghiệp và sự chuyển dịch lao động từ nông nghiệp năng suất thấp sang ngành dịch vụ và công nghiệp năng suất cao hơn (chuyển dịch cơ cấu) là các yếu tố chính thúc đẩy tăng trưởng ở các nước thu nhập thấp; Việt Nam đã, đang trải qua quá trình này cùng với sự tăng trưởng năng suất nhanh chóng và chuyển dịch lao động ra khỏi khu vực nông nghiệp.
Theo ông Luca Fedi, Việt Nam vẫn có tiềm năng thúc đẩy năng suất từ chuyển đổi trong nông nghiệp và chuyển dịch lao động sang sản xuất và dịch vụ; Nhưng khi các thách thức mới của nước thu nhập trung bình xuất hiện sẽ khó đạt được lợi ích từ năng suất hơn; Các chính sách công nghiệp cần hỗ trợ khắc phục điểm yếu của thị trường, tăng đầu tư vào các ngành có khả năng tăng năng suất, phát triển công nghệ;
Tiền lương cần phù hợp với mức tăng năng suất ở cấp độ nền kinh tế và cấp ngành để giảm thiểu bất bình đẳng và chia sẻ lợi ích, đồng thời ngăn chặn bẫy nhu cầu thấp mà không ảnh hưởng đến tăng trưởng.
Các thách thức mới trên thị trường lao động như thất nghiệp thanh niên và người cao tuổi, việc gia nhập thị trường lao động trở nên phức tạp hơn, chuyển dịch lao động giữa các lĩnh vực và công việc cần được giải quyết để tận dụng lao động kỹ năng cao và dịch chuyển sang việc làm có năng suất cao hơn; Kỹ năng cần phát triển phù hợp nhu cầu của nền kinh tế; Nguồn cung kỹ năng cần đa dạng theo nhu cầu của DN;