发布时间:2025-01-11 04:20:14 来源:Empire777 作者:Cúp C2
Gần đây,ảnhgicthủđoạnlấycắptikhoảtrực tiếp bóng đá net nhiều người sử dụng mạng xã hội zalo bị các đối tượng xấu lấy cắp tài khoản rồi gửi tin nhắn để nhờ chuyển khoản, vay tiền nhiều người khác có tên trong danh bạ. Điều này, đang khiến nhiều người dùng mạng xã hội khá hoang mang, vậy cần làm gì để đề phòng ?
Người dùng mạng xã hội cần thận trọng khi tải các app không rõ nguồn gốc hay các đường link lạ được gửi đến điện thoại cá nhân... (Ảnh minh họa)
Nhiều chiêu trò lừa đảo
Trong tâm trạng lo lắng, anh L.V.K., ở thành phố Vị Thanh, chia sẻ: Cách đây 2 tuần, trong quá trình mang điện thoại đi sửa, sau đó tài khoản zalo của anh đã bị một đối tượng lạ lấy cắp, sử dụng. Đối tượng này sau khi lấy được zalo của anh K. đã lập một tài khoản có tên của anh, dùng ảnh mà anh từng sử dụng để làm ảnh đại diện. Sau đó, đối tượng dùng tài khoản zalo này gửi các đường link, với nội dung nhờ tham gia giúp bình chọn một chương trình bằng cách nhấn vào đường link để có thể share, like tương tác. Bằng chiêu trò này, nhiều người đã lầm tưởng đây là tài khoản mà anh K. vẫn còn đang sử dụng, nên một số người đã làm theo.
Anh K. cho biết: “Thật sự xài mạng xã hội giờ cũng bất an lắm, mình không biết sao mà các đối tượng biết được số điện thoại, rồi mật khẩu zalo của mình để đăng nhập vào. Theo một số người quen nhận được tin nhắn từ tài khoản của tôi sau khi bị đối tượng lạ sử dụng, thì đối tượng này chỉ gửi đường link gì đó nhờ vào bình chọn giùm, tuy không có những tin nhắn giả mạo nhờ mượn tiền này kia, nhưng tôi vẫn rất lo lắng. Bởi một số người quen, không biết đã nhấn vào đường link làm theo, sau đó tài khoản zalo của họ cũng bị lấy cắp”.
Tương tự, trường hợp ông L.V.Đ., ở xã Tân Tiến, thành phố Vị Thanh, cũng bị một đối tượng lấy cắp tài khoản zalo, sau đó người này mạo danh ông nhắn tin cho bạn bè, người thân hỏi mượn tiền. “Khi có người quen điện thoại hỏi tôi có nhắn tin mượn tiền gì không. Lúc đó, tôi giật mình vì không có nhắn tin với nội dung như vậy. Người này còn cho biết, tài khoản zalo của tôi đã gửi tin nhắn hỏi bạn ấy cho mượn tiền. Lúc này, tôi mới biết tài khoản zalo bị người lạ lấy cắp sử dụng. Ngay sau đó, tôi liền nhắn tin và điện thoại cho một số bạn bè, người thân biết sự việc”, ông Đ. chia sẻ.
Ông Đ. nhớ lại trước đó, có một người quen gửi đường link qua zalo cho ông nhờ vào đường link bình chọn giúp một chương trình. Thấy người quen, nên ông Đ. nhấn vào tham gia bình chọn mà không biết đường link có chứa mã độc từ đó, đối tượng đã lấy cắp tài khoản zalo của ông. Xem tin nhắn trong zalo của ông Đ., biết ông đang công tác tại một đơn vị, nên đối tượng gửi tin nhắn đến những người trong danh sách bạn bè chủ yếu đồng nghiệp của ông để hỏi mượn tiền với nội dung: “C. tài khoản còn đủ 8 triệu không chuyển khoản giúp đang cần có việc gấp. Tài khoản bị quá hạn mức mai 8h sáng ra ngân hàng chuyển sớm lại được chứ???”.
Có một đồng nghiệp đã chuyển vài triệu đồng, những người khác không chuyển vì biết rằng đây là chiêu lừa đảo. Có người định chuyển, nhưng sau đó biết được sự việc nên dừng lại. “Tôi nhanh chóng lấy lại được tài khoản zalo. Vào đọc tin nhắn trong zalo, tôi thấy đối tượng nhắn tin cho nhiều bạn bè, người thân để hỏi mượn tiền với nhiều mức khác nhau”, ông Đ. cho biết.
Lời khuyên từ ngành chức năng
Theo Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Công an tỉnh: Các đối tượng xấu có thể đã lấy được tài khoản zalo của nạn nhân với nhiều thủ đoạn như: giả danh nhân viên nhà mạng, ngân hàng liên hệ với khách hàng đề nghị hỗ trợ nâng cấp sim 4G miễn phí. Sau đó, hướng dẫn nạn nhân thao tác theo một cú pháp trên điện thoại, nhằm chuyển quyền sử dụng số thuê bao của nạn nhân sang sim trắng mà đối tượng đã chuẩn bị. Sau khi chiếm quyền sử dụng số thuê bao, đối tượng đăng nhập tài khoản zalo của nạn nhân.
Ngoài ra, một thủ đoạn khá phổ biến hiện nay là các đối tượng đã cài cắm được một ứng dụng/app ảo nào đó lên điện thoại của nạn nhân hoặc hướng dẫn nạn nhân nhấp vào đường link có chứa mã độc, nhằm mục đích lấy thông tin và mật khẩu đăng nhập tài khoản zalo. Không chỉ vậy, các đối tượng còn tạo một tài khoản zalo có hình ảnh giống như tài khoản của bạn bè hoặc người thân, cấp trên của bị hại để nhắn tin kết bạn và đưa ra thông tin gian dối nhờ nạn nhân chuyển tiền vào tài khoản để chiếm đoạt.
Đại tá Phan Thanh Minh, Trưởng phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Công an tỉnh, cho biết: “Để bảo vệ tránh bị đánh cắp tài khoản zalo người dùng nên tự bảo vệ mình bằng cách không tải những ứng dụng không rõ nguồn gốc thường xuất hiện trên các trang quảng cáo, trên mạng xã hội và do người không quen biết gửi. Không cung cấp mã QR Code đăng nhập zalo cho bất kỳ ai. Không nhấp chuột vào những đường dẫn lạ do người khác gửi đến. Ngoài ra, khi người dùng nhận tin nhắn như nhờ chuyển khoản hộ hay nạp tiền điện thoại… cần liên hệ trực tiếp bằng số điện thoại để xác nhận. Khi đã bị đánh cắp tài khoản zalo, người dùng cần nhanh chóng liên hệ với người thân, bạn bè để đăng tải thông tin việc bị kẻ gian đánh cắp tài khoản zalo để ngăn chặn đối tượng sử dụng tài khoản zalo để chiếm đoạt tiền của bạn bè, người thân… Sử dụng số điện thoại đăng ký tài khoản zalo để đăng nhập lại tài khoản zalo, kiểm tra thiết bị đăng nhập và đăng xuất khỏi các thiết bị. Sau đó, báo ngay cho cơ quan công an để được tiếp nhận và giải quyết theo quy định”.
Phải làm gì khi bị đánh cắp tài khoản zalo ?
“Khi đã bị đánh cắp tài khoản zalo, người dùng cần nhanh chóng liên hệ với người thân, bạn bè để đăng tải thông tin việc bị kẻ gian đánh cắp tài khoản zalo để ngăn chặn đối tượng sử dụng tài khoản zalo để chiếm đoạt tiền của bạn bè, người thân… Sử dụng số điện thoại đăng ký tài khoản zalo để đăng nhập lại tài khoản zalo, kiểm tra thiết bị đăng nhập và đăng xuất khỏi các thiết bị. Sau đó, báo ngay cho cơ quan công an để được tiếp nhận và giải quyết theo quy định”, Đại tá Phan Thanh Minh, Trưởng phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Công an tỉnh, lưu ý. |
Bài, ảnh: AN NHIÊN
相关文章
随便看看