【lich thi bd hom nay】10 câu chuyện truyền cảm hứng mạnh mẽ cho các start

La liga 2025-01-10 21:23:15 3529

10 câu chuyện truyền cảm hứng mạnh mẽ cho các start-up vượt qua những giai đoạn biến động kinh tế

Hải Đăng

Bạn đang đắn đo về việc tự mình khởi nghiệp,âuchuyệntruyềncảmhứngmạnhmẽchocálich thi bd hom nay hoặc đang gặp khó khăn với doanh nghiệp non trẻ của mình? 10 doanh nhân dưới đây đã bắt đầu bằng con số 0 – câu chuyện của họ sẽ cho bạn sức mạnh để mở lối đi riêng.

Có vô số tấm gương của những người đàn ông và phụ nữ, trẻ và già, những người đã vượt qua đói nghèo, học hành kém cỏi và hoàn toàn thiếu kinh nghiệm kinh doanh nhưng đã thành công với sự nghiệp riêng của mình.

Vì vậy, nếu bạn đã sẵn sàng dấn thân và muốn bắt đầu, đừng tìm đâu xa - đây là 10 câu chuyện doanh nhân thành công có thể truyền cảm hứng mạnh mẽ cho bạn.

Kevin Plank

Thời còn đi học, Kevin Plank làm thêm bằng việc bán hoa hồng trong các dịp lễ và kiếm được 3000 đô la Mỹ. Sử dụng số tiền kiếm được từ việc bán hoa ở trường đại học, cùng với các khoản vay kinh doanh, thẻ tín dụng và các khoản tiết kiệm khác, chàng sinh viên mới tốt nghiệp Plank đã nỗ lực khởi nghiệp bằng cách thiết kế mẫu áo bóng đá thấm mồ hôi. Anh điều hành công việc kinh doanh non trẻ của mình từ nhà bà ngoại ở Georgetown, Washington, DC.

Lựa chọn tên thương hiệu Under Armour, chàng trai “tỉnh lẻ” gốc Maryland sau đó đã sử dụng các mối quan hệ của mình trong làng bóng đá đại học để giúp quảng bá các sản phẩm của mình. Tuy nhiên, phải vài năm sau, đến năm 1999, khi Plank sử dụng toàn bộ ngân sách của công ty để thực hiện một quảng cáo trên tạp chí thể thao nổi tiếng ESPN, vận may của anh mới thực sự thay đổi. Nhờ quảng cáo, các đội bóng và vận động viên NFL đã bắt đầu mua hàng loạt các sản phẩm của Under Armour, dẫn đến doanh thu trị giá hơn 1 triệu đô la Mỹ.

Kể từ đó, công ty đã tiếp tục phát triển, mở rộng ra một số thị trường và trở thành nhà cung cấp đồ thể thao nổi tiếng cho một số câu lạc bộ lớn nhất trên thế giới. Plank vẫn là Giám đốc điều hành công ty với 20.000 nhân viên và doanh thu hàng năm trị giá 5 tỷ đô la Mỹ.

Sophia Amoruso

Được chẩn đoán mắc hội chứng ADHD (rối loạn tăng động giảm chú ý) từ khi còn nhỏ và kết quả là phải nghỉ học, Sophia Amoruso đã dành những năm tháng niên thiếu để làm những công việc lặt vặt tại Subway. Sau khi cha mẹ ly hôn, cô chuyển đến Sacramento, thủ phủ bang California của Mỹ, nơi cô sống sót bằng cách đi nhờ xe, trộm đồ và ăn trộm từ các thùng rác.

Tuy nhiên, cô gái đã có cú rẽ quan trọng của cuộc đời vào năm 2006, khi cô bắt đầu bán quần áo và phụ kiện vintage tên eBay dưới tên tài khoản Nasty Gal Vintage (đặt theo tên một đĩa nhạc của danh ca Betty Davis). Doanh thu của cô đã tăng từ 223.000 đô la Mỹ vào năm 2008 lên gần 23 triệu đô la  Mỹ vào năm 2011. Sophia Amoruso được New York Times mệnh danh là “Cinderella ngành công nghệ”.

Mặc dù Sophia Amoruso đã từ chức Giám đốc điều hành của Nasty Gal, nhưng công ty đã kiếm được 20 triệu đô la Mỹ từ việc bán cho gã khổng lồ bán lẻ Boohoo. Vào năm 2017, Amoruso thành lập Girlboss Media, một trang web về phong cách sống dành cho phụ nữ thế hệ Millennial (gen Y). 

Jan Koum

Sinh ra ở Liên Xô cũ, Jan Koum cùng mẹ và bà chuyển đến California, Mỹ vào năm 1992, nơi một chương trình hỗ trợ xã hội do tiểu bang khởi xướng đã tạo điều kiện cho gia đình nhận anh một căn hộ nhỏ. Năm 16 tuổi, chàng trai nhận công việc dọn dẹp tại một cửa hàng tạp hóa để phụ giúp mẹ. Sau khi tự học cách viết mã code, Koum đã dành 9 năm làm kỹ sư hạ tầng tại hãng Yahoo!

Tuy nhiên, khoảnh khắc eureka của Koum đến vào năm 2009 khi anh nhận ra tiềm năng của cửa hàng ứng dụng còn non trẻ của Apple. Anh đã tạo ra WhatsAppmột tuần sau đó, sử dụng tính năng thông báo ứng dụng trên iPhone và xây dựng ứng dụng này như một giải pháp thay thế cho nhắn tin SMS truyền thống. Năm 2014, ông chủ Facebook Mark Zuckerberg bắt đầu quan tâm đến việc mua lại WhatsApp với giá 19 tỷ USD và bổ nhiệm Koum vào ban giám đốc.

Mặc dù Koum đã từ chức vào tháng 4 năm 2018, mất đi ước tính 1 tỷ đô la Mỹ cổ phiếu, nhưng cá nhân anh đã tích lũy được hơn 9 tỷ đô la Mỹ từ những thành quả của mình. 

Pierre Omidyar

Sinh ra tại Paris, Pháp nhưng Pierre Omidyar đã viết câu chuyện thành công vang dội của mình trên đất Mỹ, từ việc thanh lý các đồ dùng cá nhân. Sau khi dành phần lớn tuổi 20 của mình để thực hiện các hợp đồng phát triển phần mềm khác nhau, Pierre Omidyar bắt đầu xây dựng một trang web đấu giá đơn giản vào năm 1995, đặt tên là Auction Web và ban đầu sử dụng nó để bán bớt tài sản cá nhân không mong muốn của riêng mình.

Tuy nhiên, khi anh nhận ra nhu cầu tiềm năng đối với các sản phẩm tưởng như vô dụng, trang web bắt đầu phát triển. Trong vài năm tiếp theo, số lượng giao dịch diễn ra trên trang web bắt đầu tăng lên không thể kiểm soát, Omidyar đã kết hợp dự án của mình và sau đó đổi tên thành eBay.

Công ty được chào bán công khai vào năm 1998, biến Omidyar trở thành tỷ phú chỉ sau một đêm; tính đến năm 2018, giá trị tài sản ròng cá nhân của anh ước tính hơn 11 tỷ đô la Mỹ. eBay vẫn mang lại lợi nhuận lớn và tiếp tục thành công, mặc dù Omidyar đã thành lập một số doanh nghiệp khác. Ông cũng là một nhà từ thiện nổi tiếng và đã từng là nhà sản xuất điều hành một số phim của Hollywood.

Richard Branson

Không có danh sách những câu chuyện truyền cảm hứng khởi nghiệp nào thiếu vắng Richard Branson – người đã thử nghiệm và thành công với mọi cách đầu tư có thể trong suốt 40 năm qua. Một thành tích không thể ngờ với một người đã từng là có học lực yếu ở trường, thậm chí được chẩn đoán mắc chứng khó đọc. Ông đã bỏ học khi chỉ mới 16 tuổi và lao vào con đường kiếm tiền.

Thương vụ thành công đầu tiên của Branson là nhập khẩu và bán lại các đĩa nhạc trong những năm 1960, cùng với việc quản lý tạp chí Student. Nhờ đó, Branson có thể mở một cửa hàng đĩa tại London năm 1971. Ông dùng lợi nhuận từ dự án này để thành lập Virgin Records, hợp tác với những nghệ sỹ mà trước đây ông đã phỏng vấn cho tạp chí Student, chẳng hạn như Rolling Stones.

Từ thành công bước đầu đó, Branson đã tạo ra và phát triển vô số các sản phẩm và dịch vụ dẫn đầu thị trường trong lĩnh vực hàng không, truyền thông, đồ uống và vận tải đường sắt... Giá trị tài sản ròng cá nhân của ông ước tính vào khoảng 4,9 tỷ đô la Mỹ. Trong lúc đó, ông vẫn liên tục tìm cách đầu tư lợi nhuận của mình từ công ty này sang công ty khác. 

Jay-Z

Mặc dù Jay-Z (tên khai sinh là Shawn Carter) được biết đến nhiều hơn với những thành tích về âm nhạc, chàng trai gốc New York đã thể hiện tài năng kinh doanh trong suốt sự nghiệp của mình. Thật vậy, khi không thể ký được một hợp đồng thu âm lớn, Carter ban đầu đã bán bản sao các bản thu âm từ ô tô của mình, trước khi thành lập hãng thu âm của riêng mình vào năm 1995.

Thành công sau đó của Carter trong lĩnh vực âm nhạc đã cho phép anh đầu tư vào nhiều hoạt động kinh doanh khác nhau, bao gồm các thương hiệu quần áo, bất động sản, câu lạc bộ đêm và thậm chí cả một công ty quản lý thể thao, nơi anh làm đại diện cho một số vận động viên nổi tiếng. Anh cũng đã đầu tư vào một thương hiệu rượu sâm banh, tung ra một loạt các loại xì gà đặc trưng và từng sở hữu một lượng lớn cổ phần trong nhượng quyền thương mại NBA, Brooklyn Nets.

Mặc dù Carter tiếp tục hoạt động âm nhạc sôi nổi (với nghệ danh Jay-Z), các khoản đầu tư và kinh doanh của Carter tiếp tục đem về giá trị tài sản ròng ước tính 900 triệu đô la Mỹ, trong khi vợ của anh – ca sỹ, diễn viên Beyoncé – cũng sở hữu tài sản trị giá 350 triệu đô la Mỹ thông qua các hoạt động kinh doanh riêng. 

Jack Ma

Nói đến tính cách “cứng đầu” đặc trưng của người kinh doanh, hiếm có ví dụ nào tiêu biểu hơn Jack Ma. Sau khi tốt nghiệp đại học vào năm 1988 (sau một quá trình trầy trật vì nhiều lần trượt đại học), chàng thanh niên gốc Hàng Châu đã phải vật lộn tìm việc làm. Ma bị hơn 30 công ty từ chối tuyển dụng trước khi nhìn thấy 10 đơn đăng ký học sau đại học tại trường Kinh doanh Harvard cũng bị từ chối thẳng thừng.

Tuy nhiên, trong một chuyến đi thăm bạn bè ở Mỹ năm 1995, vận may của Ma cuối cùng đã thay đổi. Sau khi được giới thiệu về mạng Internet, Ma đã gom góp được 20.000 đô la Mỹ để xây dựng một danh bạ trực tuyến cho các doanh nghiệp Trung Quốc, tham gia vào các dự án phát triển web khác nhau cho các công ty và tổ chức chính phủ Trung Quốc. Tận dụng những kinh nghiệm này, ông trở lại Trung Quốc vào năm 1999 và tạo ra trang web thương mại trực tuyến Alibaba, sau đó huy động được 25 tỷ đô la Mỹ trong đợt chào bán cổ phiếu IPO vào năm 2014 - số tiền cao nhất so với bất kỳ công ty thả nổi nào từ trước đến nay.

Ma đã trở thành một trong những người giàu nhất thế giới, với tài sản ròng cá nhân ước tính gần 43 tỷ USD, trong khi Tập đoàn Alibaba chịu trách nhiệm về 9 công ty con lớn (trong số đó có AliExpress cực kỳ nổi tiếng).

Marie Kondo

Marie Kondo là người yêu thích và gắn bó với công việc dọn dẹp, sắp xếp nhà cửa. Tình yêu đối với sự ngăn nắp của Kondo được truyền cảm hứng từ các tạp chí về phong cách sống của mẹ và sự quan tâm dạy bảo của bà.

Ở Nhật Bản, Kondo đã dành phần lớn thời gian học đại học để dọn dẹp căn hộ của bạn bè, sau đó cô bắt đầu tư vấn ngăn nắp và phát triển Phương pháp KonMari nổi tiếng hiện nay, được thiết kế để giúp mọi người dọn dẹp sự bừa bộn và giữ nhà cửa ngăn nắp.

Kondi tiếp tục chia sẻ những lời khuyên của mình trong cuốn sách bán chạy nhất Phép thuật thay đổi cuộc đời của việc thu dọn (The Life-Changing Magic of Tidying Up), được phát hành lần đầu ở Nhật Bản và sau đó được xuất bản ở hơn 30 quốc gia. Cuốn sách sau đó đã được chuyển thể thành một loạt phim thành công của Netflix mang tên Tidying Up with Marie Kondo.

Martha Stewart

Martha Stewart là chuyên gia về lối sống đáng tin cậy nhất trong nhiều thập kỷ. Suốt thời niên thiếu ở New Jersey, gia đình đã dạy cô những kiến thức cơ bản về nấu ăn, làm vườn, làm bánh và may vá. Cô đã mở một cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, thể hiện tài năng của mình với tư cách là một đầu bếp và thợ làm bánh.

Cô viết cuốn sách đầu tiên của mình, Giải trí (Entertaining), vào năm 1982, theo sau đó là hơn 77 cuốn sách về lối sống và một tạp chí nổi tiếng mang tên Martha Stewart Living. Với thành công đó, cô đã nhiều lần xuất hiện trên truyền hình, và rồi cuối cùng cô đã có chương trình truyền hình của riêng mình.

Stewart thành lập công ty của mình, Martha Stewart Living Omnimedia, vào năm 1996, cung cấp lời khuyên về lối sống trên tất cả các nền tảng cho mọi người trên toàn cầu.

Jeff Bezos

Việc Jeff Bezos tạo ra Amazon.com đã biến ông trở thành người giàu nhất thế giới. Nhưng xuất phát điểm của ông lại từ lĩnh vực tài chính.

Sau khi tốt nghiệp chuyên ngành khoa học máy tính tại Princeton vào năm 1986, Bezos bắt đầu làm việc trong lĩnh vực tài chính và nhanh chóng trở thành phó chủ tịch cấp cao của công ty quỹ đầu cơ DE Shaw. Bezos từ bỏ sự nghiệp tài chính béo bở của mình để chớp lấy cơ hội và mở một cửa hàng sách trực tuyến có tên Amazon.com vào năm 1995, trước khi mở rộng danh sách các dịch vụ và củng cố vị trí dẫn đầu thị trường. Năm 2013, Bezos ra mắt Amazon Prime, dịch vụ đăng ký phổ biến. Bezos không còn là Giám đốc điều hành của Amazon, kể từ tháng 7 năm 2021, nhưng vẫn là cổ đông lớn nhất của Amazon.

Lời kết

Như bạn có thể thấy, bất kỳ ai cũng có thể tạo ra câu chuyện thành công trong kinh doanh của riêng mình, nhưng những doanh nhân này đều có một điểm chung: Quyết tâm. Bất kể trình độ học vấn của họ, nguồn lực có sẵn, hay lĩnh vực mà họ tạo ra vận may, họ đã nỗ lực tạo ra cơ hội cho riêng mình thông qua sự chăm chỉ, tự tin và sáng tạo.

Nếu bạn tin rằng mình cũng có thể làm được như vậy, thì điều gì đang kìm hãm bạn? Bắt đầu công việc kinh doanh của riêng bạn vẫn đơn giản và tiết kiệm chi phí hơn bao giờ hết, vì vậy, không có thời gian nào tốt hơn bây giờ. Ai biết được, với một chút may mắn, bạn thậm chí có thể tự viết nên câu chuyện truyền cảm hứng từ chính cuộc đời mình!

全站热门

Nút home trên iPhone 7 không hoạt động với găng tay

Các trường hợp phải xi nhan theo Luật Giao thông?

TP.HCM: Bắt giữ 2 giang hồ cộm cán Nam 'cây thị' và Trung 'mọi'

Bắt cựu nhân viên trung tâm phát triển quỹ đất ở Đồng Nai

Khám phá biệt thự bằng tre độc đáo có độ bền như thép

Bắt thanh niên phát tán video nhạy cảm của người yêu cũ

Bình Dương: Gã đàn ông sát hại người tình rồi tẩm xăng tự thiêu

Khởi tố nữ phiên dịch chiếm đoạt tiền của người nước ngoài