【bong da du lieu】Chiếu âmber

时间:2025-01-10 20:22:02来源:Empire777 作者:Cúp C1

Giới thiệu công đoạn tuốt sợi ân chac

“Đan” yêu thương

Sáng sớm tinh mơ,ếuâbong da du lieu khi núi rừng còn ngái ngủ, bên bếp lửa bập bùng, chị Kăn Hằng (thôn Pâyr Nghi, xã A Roàng, huyện A Lưới) thoăn thoắt “múa” cùng những sợi ân chac mềm mại, đan chiếc chiếu âmber chỉ người Tà ôi mới có. Nói đến sản phẩm “độc” của dân tộc mình, người phụ nữ trung niên bồi hồi sống lại cảm xúc của mấy chục năm trước, lúc chị chuẩn bị về nhà chồng. Chị Hằng kể, đối với người Tà ôi, trước đám cưới của các con, hai bên gia đình sẽ trao nhau lễ vật. Chiếu âmber là sính lễ không thể thiếu mà mẹ của cô gái sẽ đích thân mang đến nhà trai để thể hiện tình cảm chân thành, trân trọng với gia đình sui gia, và để tổ tiên nhà chồng “chứng nhận” có con dâu mới yêu thương hiền thảo...

Tình cảm đó được “tích lũy” bắt đầu từ lúc người phụ nữ trong gia đình (có con gái sắp đến ngày về nhà chồng) lặn lội vào rừng xa để tìm kiếm cây ân chac, loại cây không chịu ánh nắng, chỉ sống được dưới những tán rừng dày. Ân chac mọc “bất thình lình”, không thành vùng nên việc kiếm tìm nhiều vất vả. Thường những người phụ nữ rời nhà từ lúc mặt trời chưa mọc, đến chiều muộn mới đưa được ân chac trở về. Hôm nào không may, dù rong ruổi mệt phờ nhưng cũng đành về tay không.

Trình diễn kỹ thuật đan chiếu âmber tại Festival làng nghề năm 2015

Kiếm được cây, các mẹ các chị bắt đầu thực hiện những công đoạn tuốt gai, chẻ, phơi rồi nhuộm màu. Sau khi nhuộm, “tác giả” phải thực hiện một thao tác quan trọng mới có thể đan được chiếu, đó là tỉ mẩn dùng thanh tre tuốt sợi ân chác cho thật mềm mại. “Chẻ, phơi ân chac phải chọn ngày thật nắng. Nếu không có nắng mà phải sấy khô trên bếp lửa, sợi sẽ không trắng, sáng và sau khi nhuộm màu sắc không được “giòn”, không đẹp. Trái lại đan chiếu thì phải thực hiện vào tối muộn hoặc lúc mờ sương khi tiết trời mát mẻ nhất. Nếu đan lúc nắng nóng, sợi ân chác trở giòn, không chịu nghe theo bàn tay mình hoặc sẽ bị đứt, gãy”. Bà Kăn Noan (70 tuổi), người đan chiếu âmber kỳ cựu vào bậc nhất xã A Ngo chia sẻ. Nhưng muốn trải lòng trải dạ với nhà sui gia, đồng thời cô gái muốn mang theo về tình yêu thương, sự trân trọng đối với gia đình, tổ tiên nhà chồng thể hiện qua chiếc chiếu âmber sính lễ, nên những bà mẹ vợ và những cô dâu mới không quản ngại nhỏ mồ hôi theo từng bước chân vào rừng, cần mẫn lúc đêm khuya hay mờ sương đan chiếu.

Nét văn hóa độc đáo

Bà Trần Thị Phương, cán bộ Phòng Văn hóa Thông tin huyện A Lưới cho biết, ngày trước khi gia đình người Tà ôi có con gái sắp về nhà chồng, mẹ và cô con gái là người tự mình làm nên chiếc chiếu sính lễ đầy ý nghĩa đó. Đến nay, chiếu âmber vẫn là sính lễ không thể thiếu của nhà gái mang đến nhà trai. Ngoài ra người Tà ôi còn dùng chiếu âmber “gửi” vào quan tài để người đã khuất mang theo hoặc khi có khách quý đến chơi, chủ nhà đem ra trải mời ngồi, tỏ lòng hiếu khách. Tuy nhiên, nhiều năm qua, nhiều gia đình không tự tay làm mà đặt hàng cho người khác. Vậy nên mới có những phụ nữ Tà ôi chuyên đan chiếu âmber để bán. “Hữu xạ tự nhiên hương”, người bán không mang ra chợ mà người mua vẫn tìm được địa chỉ, về tận nhà mua.

Bà Kăn Mười (70 tuổi, trú tại xã Nhâm, huyện A Lưới) là một “tay đan” uy tín. Những chiếc chiếu hoa văn bắt mắt, phẳng mịn từ bàn tay điêu luyện của bà luôn “cháy hàng”. Người phụ nữ cách đây mấy chục năm từng tự tay đan chiếu sính lễ khi về nhà chồng tâm sự, sau này dù đan chiếu để bán, nhưng bà vẫn “đan” vào đó những cảm xúc thiêng liêng, vì biết một cô dâu mới lại sắp về nhà chồng, mang theo chiếc chiếu với lời cầu mong thuận hòa, hạnh phúc.

Theo phụ nữ Tà ôi, chiếu âmber không giặt được, nếu để thấm nước là hư hết, vậy nên “tuổi” chiếu nếu giữ gìn cẩn thận cũng dùng được vài năm, nhưng thường chỉ một năm là hư, cũ. Trong các lễ cưới, nhà gái nghèo chỉ mang một chiếc sang nhà trai, nhưng nếu là gia đình có điều kiện người ta mang theo càng nhiều càng tốt. Vậy nên, những người đan chiếu bán không bao giờ sợ “thất nghiệp”. Tuy nhiên, hàng ngày sau khi hoàn tất công việc nương rẫy, vào lúc buổi tối và sáng sớm, phụ nữ Tà ôi mới bắt tay đan chiếu. Do đó, mỗi tấm chiếu phải mất chừng tuần lễ mới đan xong (đó là chưa kể công đoạn vào rừng kiếm cây, chẻ, phơi, nhuộm, tuốt) và thu được từ 300 đến 500 nghìn đồng tùy thuộc vào độ dài, rộng. “Đồng tiền kiếm được so với công sức chúng tôi bỏ ra có thể chưa tương xứng, nhưng đây cũng là nguồn thu nhập đáng kể đối với người nông dân trên miền cao, đời sống còn khó khăn. Điều quan trọng là chiếu âmber- món sính lễ, nét văn hóa độc đáo của người dân tộc Tà ôi vẫn còn được giữ mãi.

相关内容
推荐内容