Đoàn giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh vừa thực hiện giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách,ềugiảiphpnngcaochấtlượnghoạtđộngcủaccđơnvịsựnghiệpcnglậlịch thi đấu series a pháp luật về đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập (ĐVSNCL) giai đoạn 2018-2023”. Qua giám sát cho thấy, việc thực hiện công tác này còn tồn tại nhiều khó khăn, hạn chế. Qua sắp xếp, tổ chức lại các ĐVSNCL trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo giai đoạn 2015-2023 đã giảm 34 trường. Nỗ lực thực hiện Ông Phan Hoàng Ngoan, Phó Giám đốc Sở Nội vụ, cho biết, các văn bản cụ thể hóa thực hiện chính sách, pháp luật về đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các ĐVSNCL được tỉnh ban hành kịp thời, cụ thể hóa từng nội dung công việc, giao cho từng cơ quan, tổ chức thực hiện và thời gian hoàn thành cụ thể. Tỉnh ủy, UBND tỉnh thường xuyên đôn đốc các sở, ban, ngành tỉnh, UBND cấp huyện trong quá trình triển khai thực hiện, xây dựng đề án sắp xếp cơ cấu tổ chức theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Chẳng hạn như trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, tỉnh thực hiện sắp xếp, kiện toàn các trường trung học cơ sở, tiểu học và các trường mầm non, mẫu giáo; thực hiện xóa các điểm lẻ nhằm giảm đầu mối, tập trung đầu tư cơ sở vật chất đảm bảo chất lượng và cơ cấu lại đội ngũ giáo viên tránh tình trạng thừa thiếu cục bộ. Kết quả, giai đoạn 2015 - 2023 giảm 34 trường; đồng thời thực hiện giải thể Trung tâm ngoại ngữ - tin học thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo. Ở lĩnh vực thông tin và truyền thông, thực hiện sắp xếp tổ chức bên trong của Đài PT&TH tỉnh theo hướng tinh gọn, nâng cao hiệu quả hoạt động của đơn vị, kết quả sắp xếp từ 10 phòng còn 6 phòng, giảm 4 phòng chuyên môn; đồng thời thực hiện phê duyệt phương án tự chủ về tài chính của đơn vị, giảm chi từ ngân sách nhà nước. Bên cạnh đó, tổ chức lại trung tâm công nghệ thông tin và truyền thông thuộc Sở Thông tin và Truyền thông thành Trung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông minh thuộc Sở Thông tin và Truyền thông nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới của đơn vị… Theo UBND tỉnh, tính đến cuối năm 2023, số lượng ĐVSNCL trên địa bàn tỉnh là 475 đơn vị, so với năm 2015 giảm 63 đơn vị, so với năm 2017 giảm 59 đơn vị và so với năm 2021 giảm 15 đơn vị. Cũng theo ông Phan Hoàng Ngoan, các ĐVSNCL được sắp xếp, tổ chức lại góp phần tinh giản đầu mối và biên chế, tăng tính tự chủ, công khai, minh bạch; phát huy được vai trò chủ đạo, nâng cao chất lượng, cơ bản đáp ứng được nhu cầu thiết yếu của Nhân dân, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Kết quả thực hiện chủ trương xã hội hóa đã góp phần tăng thêm nguồn lực, giảm áp lực cho các ĐVSNCL, từng bước hình thành thị trường dịch vụ sự nghiệp công lành mạnh. Bên cạnh đó, ĐVSNCL thuộc các ngành, lĩnh vực đều thực hiện tinh giản biên chế đảm bảo chỉ tiêu giảm 10% biên chế cho tất cả các cơ quan, đơn vị; việc giao, phê duyệt biên chế sự nghiệp cho các cơ quan, đơn vị được UBND tỉnh trình HĐND tỉnh thông qua hàng năm. Còn nhiều tồn tại, hạn chế Theo UBND tỉnh, dù có nhiều nỗ lực nhưng việc thực hiện chính sách, pháp luật về đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các ĐVSNCL giai đoạn 2018-2023 còn nhiều tồn tại, hạn chế. Đó là trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế còn cơ học, chưa gắn với cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, viên chức. Hiệu quả hoạt động của nhiều ĐVSNCL sau sắp xếp chưa đáp ứng yêu cầu. Một số cơ quan, đơn vị thiếu quan tâm, sâu sát dẫn đến chậm tiến độ. Việc bố trí biên chế viên chức một số đơn vị chưa đảm bảo quy định; việc bố trí số lượng cấp phó đơn vị sự nghiệp còn vượt số lượng theo quy định. Việc tăng mức độ tự chủ, giảm chi từ ngân sách nhà nước đối với ĐVSNCL còn hạn chế. Mặt khác, tỉnh đã đẩy mạnh việc sắp xếp, cơ cấu lại ĐVSNCL theo Nghị quyết số 19 ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tiếp tục đổi mới và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập (mục tiêu là đến năm 2021 giảm 10% so với năm 2017). Tuy nhiên, việc thực hiện giảm số lượng đơn vị sự nghiệp chưa đạt mục tiêu đề ra, chỉ đạt 8,23%. Tỉnh đang tiếp tục rà soát, thực hiện sắp xếp các ĐVSNCL theo đề án đã được phê duyệt và thực tiễn địa phương; phấn đấu đến năm 2025 tiếp tục giảm 10% ĐVSNCL so với năm 2021. Mặt khác, việc sử dụng biên chế của một số ngành, lĩnh vực chưa hiệu quả, số lượng biên chế giao chưa sử dụng còn nhiều. Cụ thể, tính đến ngày 31-10-2023, ngành giáo dục và đào tạo đã sử dụng 9.189/10.017 biên chế viên chức được giao, số lượng biên chế chưa sử dụng là 828; ngành y tế hiện đã sử dụng 1.811/2.000 biên chế giao, số lượng biên chế chưa sử dụng là 189. Theo ông Trương Cảnh Tuyên, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, thời gian qua, Tỉnh ủy, UBND tỉnh rất quyết liệt chỉ đạo thực hiện chính sách, pháp luật về đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các ĐVSNCL. Nhờ đó, nhiều chỉ tiêu được thực hiện đạt kết quả cơ bản. Mặc dù vậy, chất lượng chuyển đổi của một số ĐVSNCL chưa đáp ứng yêu cầu; việc thực hiện tự chủ tài chính của ĐVSNCL còn khó khăn; hoạt động của một số công ty cổ phần được chuyển đổi từ ĐVSNCL chưa hiệu quả. Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền công tác quản lý ĐVSNCL Từ thực tế đó, UBND tỉnh đề ra nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các ĐVSNCL. Theo đó, đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, cơ quan chức năng để tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 19 ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tiếp tục đổi mới và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập. Song song đó, nâng cao năng lực quản lý, tinh thần trách nhiệm, gương mẫu của người đứng đầu, cán bộ lãnh đạo, quản lý các ĐVSNCL, gắn quyền hạn với trách nhiệm, quyền lợi với hiệu quả công việc. Các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh chủ động rà soát, tham mưu UBND tỉnh hoàn thiện việc ban hành khung giá dịch vụ công trên địa bàn tỉnh; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền công tác quản lý ĐVSNCL. Theo Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Trương Cảnh Tuyên, thời gian tới, UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo việc rà soát, sắp xếp lại các ĐVSNCL; có lộ trình thực hiện tự chủ tài chính đối với ĐVSNCL; chỉ đạo rà soát, đánh giá lại hoạt động của các công ty cổ phần để có biện pháp tháo gỡ khó khăn còn gặp phải. Bà Lê Thị Thanh Lam, Phó trưởng đoàn phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh, Trưởng đoàn giám sát, cho rằng, hướng tới, UBND tỉnh cần chỉ đạo giải quyết các vấn đề tồn tại, hạn chế thuộc thẩm quyền. Trong đó, tiếp tục chỉ đạo thực hiện việc sắp xếp, cơ cấu lại các ĐVSNCL đạt chỉ tiêu theo Nghị quyết số 19 của Trung ương, đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động của các đơn vị sau sắp xếp. Bên cạnh đó, cần rà soát lại và thực hiện đúng theo quy định việc bổ nhiệm cấp phó tại các ĐVSNCL… Bài, ảnh: TRƯỜNG SƠN |