当前位置: 当前位置:首页 > Cúp C2 > 【tỷ số israel】Nhìn lại Kinh tế Việt Nam 2016: 4 điểm sáng 正文

【tỷ số israel】Nhìn lại Kinh tế Việt Nam 2016: 4 điểm sáng

2025-01-10 19:48:57 来源:Empire777 作者:La liga 点击:679次

nhin lai kinh te viet nam 2016 4 diem sang

Nhìn lại năm 2016,ìnlạiKinhtếViệtNamđiểmsátỷ số israel xin ông cho biết những điểm sáng của kinh tế Việt Nam trong năm vừa qua?

Đúng lúc Việt Nam đang đẩy tiến trình hội nhập đến mức sâu sắc thì cục diện kinh tế chính trị thế giới diễn ra nhiều cái ngoài ý muốn.

Theo tôi, phát triển kinh tế 2016 có 4 điểm tích cực. Thứ nhất, Chính phủ vẫn kiên định mục tiêu ổn định kinh tế, đẩy mạnh cải cách, tái cơ cấu và quyết tâm cải cách thể chế, tận dụng tốt quá trình hội nhập sâu rộng và cải thiện môi trường kinh doanh. Quyết tâm này càng được khẳng định mạnh mẽ bởi Chính phủ nhiệm kỳ mới.

Thứ hai, trên thực tế chúng ta phát triển kinh tế trong bối cảnh cả trong và ngoài nước hết sức khó khăn, vì thế, trong chừng mực nhất định chúng ta giữ được kinh tế vĩ mô ổn định khá tốt, kiểm soát được lạm phát, không để thị trường tài chính bị xáo trộn quá lớn.

Thứ ba, tăng trưởng kinh tế trong năm qua vẫn có những lĩnh vực dẫn dắt các hoạt động kinh tế, sự sôi động của quá trình sản xuất kinh doanh. Tuy mục tiêu như đề ra là 6,7% có thể không đạt được, nhưng đây cũng là kết quả chấp nhận được trong bối cảnh hiện nay.

Thứ tư, môi trường kinh doanh theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới năm qua tăng được 9 bậc. Kết quả này cũng phản ảnh những nỗ lực hoàn thiện khung khổ pháp lý cũng như việc thực hiện trên thực tế, dù khoảng cách giữa thực thi trên thực tế và các văn bản, nghị quyết còn không nhỏ.

Đánh giá chung của ông về những kết quả phát triển kinh tế của Việt Nam năm 2016?

Trong bối cảnh kinh tế thế giới hồi phục khó khăn, rủi ro nhiều, kinh tế Việt Nam đã có những dấu hiệu cải thiện cả ở góc độ sản xuất kinh doanh cũng như ở góc độ ổn định kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên, nền kinh tế vẫn chứa đựng nhiều thách thức, đó là ổn định vĩ mô kinh tế chưa bền vững, phục hồi kinh tế không đều, tăng trưởng chủ yếu là khu vực công nghiệp chế biến chế tạo gắn với XK và đằng sau nó là khu vực đầu tư nước ngoài (FDI) và một số lĩnh vực dịch vụ khác. Còn lại các khu vực như nông nghiệp, khai khoáng và rất nhiều lĩnh vực dịch vụ khác có dấu hiệu đi xuống, công cuộc cải cách, tái cấu trúc nền kinh tế vẫn còn dang dở. Về hội nhập, đúng lúc Việt Nam đang đẩy tiến trình hội nhập đến mức sâu sắc thì cục diện kinh tế chính trị thế giới diễn ra nhiều cái ngoài ý muốn.

Nhìn chung, nếu so với mặt bằng chung của thế giới thì tốc độ tăng trưởng khoảng trên 6% của Việt Nam cũng là kết quả chấp nhận được. Nhưng quan trọng hơn là những vấn đề đặt ra, những nội dung mà chúng ta đang và phải làm tiếp, những vấn đề mới cho năm 2017 và cả những năm sau. Đó là những vấn đề liên quan đến ổn định kinh tế vĩ mô, lạm phát, chính sách tiền tệ, tính kỷ luật của ngân sách… Tôi cho rằng, chúng ta cần tiếp tục lựa chọn những nội dung thật trọng tâm, trọng điểm gắn với đầu tư công, cải cách DNNN, xử lý những vấn đề yếu kém và nợ xấu của hệ thống ngân hàng, đồng thời phải tính tới những thay đổi có thể rất đáng kể trong tiến trình hội nhập, những xu hướng mới đang xuất hiện trên thế giới như công nghệ, tài chính, đảm bảo tính phát triển bền vững, tính bao trùm trong tăng trưởng… Như vậy, có 3 vấn đề cần chú ý đó là những cam kết, nhìn theo hướng mới và vấn đề thực thi.

Thưa ông, chúng ta vẫn nói con số tăng trưởng không quan trọng bằng chất lượng tăng trưởng, đặc biệt là trong bối cảnh chúng ta đang hướng tới tăng trưởng bền vững. Theo đánh giá của ông, tăng trưởng của Việt Nam có chất lượng, hiệu quả hơn so với những năm trước không?

Vấn đề này còn phải nghiên cứu sâu thêm, nhưng kết quả phát triển kinh tế cho thấy, trong 2-3 năm trở lại đây, trong đó có năm 2016 tăng trưởng bắt đầu hồi phục ít nhiều, ở mức trên 6%. Chúng ta đều biết tỷ lệ đầu tư của Việt Nam xét theo GDP giảm rất mạnh so với trước đây. Cách đây khoảng 5-7 năm, tỷ lệ đầu tư phát triển kinh tế vào khoảng trên 40% GDP, nhưng hiện nay tổng đầu tư toàn xã hội cho phát triển kinh tế chỉ còn 30-31% GDP. Rõ ràng, tỷ lệ đầu tư giảm nhưng tăng trưởng bắt đầu có dấu hiệu phục hồi là điều có thể chấp nhận được trong bối cảnh hiện nay. Có nhiều ý kiến cho rằng như vậy là hiệu quả đầu tư đã khá hơn. Một vấn đề nữa rất rõ ràng là trước đây tăng trưởng kinh tế của chúng ta đạt được trong điều kiện tăng trưởng tín dụng khoảng trên 30%, tiền được “ném” ra nhiều, nhưng hiện nay tăng trưởng tín dụng chỉ khoảng 15-16%. Điều này cho thấy, một là hiệu quả của dòng tiền tốt lên, hoặc nếu chưa tốt lên thì dòng tiền đầu cơ cũng đã giảm.

Như vậy, thứ nhất, chưa cần nói đến việc mạnh về sáng tạo, công nghệ, về kỹ năng quản lý được cải thiện… nếu cũng với dòng tiền ấy nhưng chúng ta có chính sách hợp lý, một sự giám sát tốt hơn với đầu tư công, vận hành của thị trường bớt méo mó hơn, môi trường kinh doanh được cải thiện thì vẫn có thể cải thiện được tăng trưởng kinh tế. Đây là bài học rất quan trọng. Thứ hai, đặc biệt quan trọng đối với VN trong bối cảnh hiện nay là phải nâng cao kỷ luật ngân sách, giảm bội chi ngân sách. Nhiều ý kiến cho rằng mục tiêu giảm bội chi xuống mức 3,5% GDP từ mức thâm hụt hiện nay là 6% GDP là rất khó. Tôi không muốn nói về con số, tôi chỉ nhấn mạnh nếu chúng ta làm được điều như vừa nói ở trên thì cùng với tăng cường kỷ luật ngân sách, chúng ta hoàn toàn có thể giảm được bội chi ngân sách, góp phần rất quan trọng vào hạn chế, giảm thiểu nợ công. Đấy là 2 hàm ý, bài học rất quan trọng.

Đâu là thách thức và động lực cho phát triển kinh tế của Việt Nam trong năm 2017, thưa ông?

Nói một cách đơn giản, dễ hiểu thì chúng ta sẽ có hai cách nhìn, trước hết là nhìn vào những lĩnh vực đang dẫn dắt tăng trưởng để xem năm 2017 sẽ thế nào. Năm 2016 lĩnh vực dẫn dắt tăng trưởng là công nghiệp chế tạo, gắn với XK từ khu vực FDI. Tuy nhiên, XK lại phụ thuộc nhiều vào cầu thế giới, nhưng cầu thế giới năm 2017 theo dự báo sẽ phục hồi khó khăn, chưa kể những cú sốc, những rủi ro do tính bất định từ địa chính trị, tài chính tiền tệ, giá cả hàng hoá, liên quan đến thương mại đầu tư toàn cầu với chủ nghĩa bảo hộ đang nổi lên. Một lĩnh vực nữa cũng giữ vai trò dẫn dắt tăng trưởng năm qua là xây dựng. Ngành xây dựng là ngành có hệ số kéo đối với các ngành kinh tế khác là khá cao, nó liên quan đến 2 lĩnh vực rất quan trọng là kết cấu hạ tầng (đằng sau kết cấu hạ tầng là đầu tư công) và bất động sản. Trong khi đó, với đầu tư công thì ngân sách hiện nay đang rất hạn chế. Trong nguồn lực hạn hẹp, Việt Nam phải lựa chọn những nội dung ưu tiên, do đó có thể có những khó khăn nhất định, mặc dù trước mắt nguồn vốn ODA năm 2017 vẫn còn, hoặc có thể phát hành trái phiếu nhưng có những giới hạn nhất định. Với bất động sản, hiện còn nhiều tranh cãi, nhiều câu hỏi được đặt ra nhưng phần nhiều đánh giá cho rằng thị trường đang hồi phục, nhưng năm nay tốc độ có phần giảm.

Thứ ba là lĩnh vực dịch vụ, đặc biệt là du lịch. Năm 2016 Việt Nam thu hút được 10 triệu khách nước ngoài, một con số được coi là lớn nhất từ trước đến nay. Tuy nhiên, cũng đã có câu hỏi đặt ra là Việt Nam có khả năng hấp thụ không? Trước hết, đối với điều kiện về kết cấu hạ tầng, nếu Việt Nam có thêm một lượng khách thì trong ngắn hạn khả năng hấp thụ cũng không phải dễ dàng. Do đó, lượng khách có thể tăng nhưng không thể tăng mạnh. Bên cạnh đó, kinh tế thế giới khó khăn nên việc chi tiêu du lịch có thể chịu tác động, đặc biệt đồng USD tăng giá ảnh hưởng đến khả năng chi trả của khách du lịch.

Như vậy, những lĩnh vực dẫn dắt nền kinh tế cũng đang gặp vấn đề khó khăn, nhưng chúng ta vẫn có thể hi vọng được bù đắp tốt hơn ở một số lĩnh vực khác. Đơn cử, nông nghiệp có tốc độ tăng trưởng khoảng 22,5%, đóng góp vào 16% GDP, với mức tăng này ngành nông nghiệp đóng góp khoảng 0,4% vào tốc độ tăng trưởng kinh tế. Chúng ta hy vọng mưa hòa gió thuận để nông nghiệp trở lại với quỹ đạo bình thường, dù tăng trưởng thấp nhưng không phải là tăng trưởng âm như trong 6 tháng đầu năm 2016.

Cách thứ hai là nhìn về tổng cầu về tiêu dùng. Các báo cáo cho thấy tiêu dùng của Việt Nam còn tốt, các chỉ số điều tra về cầu tiêu dùng của Việt Nam vẫn rất lạc quan. Tăng trưởng tiêu dùng của Việt Nam thể hiện qua chỉ số bán lẻ tăng khá mạnh, đây là nhân tố tích cực. Tuy nhiên, phải lưu ý tốc độ tăng tiêu dùng qua bán lẻ nhưng trừ đi yếu tố giá cả thì năm nay tăng tích cực nhưng bắt đầu tăng thấp hơn năm ngoái. Trong bối cảnh tính bất định và rủi ro gia tăng chúng ta cần cẩn trọng hơn.

Xin cảm ơn ông!

作者:Thể thao
------分隔线----------------------------
头条新闻
图片新闻
新闻排行榜