您的当前位置:首页 > Cúp C1 > 【bang xep hang ligue 1】Dự thảo chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp trong giai đoạn 2021 正文

【bang xep hang ligue 1】Dự thảo chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp trong giai đoạn 2021

时间:2025-01-10 19:36:45 来源:网络整理 编辑:Cúp C1

核心提示

Chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp trong giai đoạn 2021 - 2030 được đán bang xep hang ligue 1

Chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp trong giai đoạn 2021 - 2030  được đánh giá là sự tiếp nối của Chiến lược dạy nghề,ựthảochiếnlượcpháttriểngiáodụcnghềnghiệptronggiaiđoạbang xep hang ligue 1 được thực hiện trong bối cảnh mới, đáp ứng yêu cầu mới của nền kinh tế và hội nhập quốc tế.

Giáo dục nghề nghiệp được xem là một trong ba đột phá chiến lược phát triển nguồn nhân lực cho đất nước, trong đó nhấn mạnh việc hiện đại hóa và đổi mới phương thức đào tạo của giáo dục nghề nghiệp, ông Trương Anh Dũng, Tổng Cục trưởng Tổng cục giáo dục nghề nghiệp đánh giá.

Do đó, mục tiêu trọng tâm của Chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp trong giai đoạn 2021 - 2030 là hình thành, phát triển hệ thống giáo dục nghề nghiệp phù hợp theo hướng mở, linh hoạt, chất lượng, hiệu quả, dễ tiếp cận, công bằng, bền vững; tạo chuyển biến mạnh mẽ chất lượng, hiệu quả của giáo dục nghề nghiệp, nhất là đào tạo chất lượng cao, bảo đảm đáp ứng nhu cầu nhân lực có kỹ năng cả về số lượng, cơ cấu, chất lượng cho doanh nghiệp, thị trường lao động, gắn với chuyển dịch nhanh cơ cấu lao động, góp phần nâng cao năng suất lao động, chất lượng tăng trưởng, sức cạnh tranh của nền kinh tế trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế.

Chiến lược cũng hướng đến mục tiêu phấn đấu đến năm 2030 giáo dục nghề nghiệp Việt Nam tiếp cận trình độ các nước ASEAN-4.

Dự thảo chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021 - 2030 đặt ra nhiều mục tiêu nhằm đổi mới để phát triển ngành giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021 - 2030 như nâng quy mô tuyển sinh và nâng chất lượng đào tạo nghề nghiệp. \

Mục tiêu đầu tiên là tăng quy mô và nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo.

Tiếp đó là phát triển giáo dục nghề nghiệp mở và linh hoạt; chuyển đổi mô hình đào tạo truyền thống sang gắn kết doanh nghiệp, doanh nghiệp phải là nhà trường thứ hai.

Bên cạnh đó, thực hiện đổi mới cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính, trong đó có tự chủ tài chính các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập là xu hướng không thể đảo ngược.

Đồng thời, thực hiện chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin mạnh mẽ hơn nữa trong quản lý, điều hành và tổ chức đào tạo.

Để hoàn thành các mục tiêu trên, hệ thống giáo dục nghề nghiệp ước tính trong giai đoạn 2021 - 2025 sẽ tuyển sinh khoảng 19,8 triệu người. Trong đó trình độ sơ cấp nghề và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác là 16,62 triệu người, trình độ trung cấp là 1,85 triệu người, trình độ cao đẳng là 1,35 triệu người. Trong số này ít nhất có 85% số người sau khi học nghề có việc làm đúng nghề và trình độ đào tạo hoặc làm việc có năng suất, thu nhập cao hơn sau đào tạo; góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 70% trong tổng lực lượng lao động, trong đó có 35% có văn bằng, chứng chỉ.

Sang giai đoạn 2025 - 2030, tuyển sinh hàng năm đạt 6,3 triệu người; cả giai đoạn 2025 - 2030 tuyển sinh khoảng 29,1 triệu người. Trong đó trình độ sơ cấp nghề và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác là 25,4 triệu người, trình độ trung cấp là 2,225 triệu người, trình độ cao đẳng là 1,475 triệu người.

Đồng thời, ít nhất 90% người học sau khi tốt nghiệp có việc làm theo đúng nghề, trình độ đào tạo hoặc làm việc có năng suất, thu nhập cao hơn sau đào tạo; góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 75% trong tổng lực lượng lao động, trong đó 40% có văn bằng, chứng chỉ.

Một số yêu cầu cần đổi mới để phát triển hệ thống phát triển giáo dục nghề nghiệp trong giai đoạn 2021 - 2030 là tăng quy mô và nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo; phát triển giáo dục nghề nghiệp mở và linh hoạt; chuyển đổi mô hình đào tạo truyền thống sang gắn kết doanh nghiệp, doanh nghiệp phải là nhà trường thứ hai; đổi mới cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính, trong đó có tự chủ tài chính các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập là xu hướng không thể đảo ngược; chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin mạnh mẽ hơn nữa trong quản lý, điều hành và tổ chức đào tạo...