【bang xếp hạng bóng da】Những nhà khoa học nữ ấn tượng năm 2012
Tara Van Toai
Nhà khoa học nữ gốc Việt đã khai sinh đậu nành biến đổi gen ở Mỹ. Tara Van Toai đã khám phá đặc tính của những giống đầu nành được trồng xen canh trên các cánh đồng lúa ở Đông Nam Á có thể cung cấp gen để đậu nành ở Mỹ thích ứng với ngập lụt,ữngnhàkhoahọcnữấntượngnăbang xếp hạng bóng da cũng như chống lại những loại bệnh phát sinh trong đất ngập nước.
Suốt hai thập kỷ, cô nghiên cứu khả năng sống chung với lũ lụt của cây đậu nành, từ phòng thí nghiệm, nhà kính, tới các cánh đồng thực địa ở Ohio và Missouri. Những nghiên cứu này đều do Bộ Nông nghiệp Mỹ, Chương trình nghiên cứu đậu nành Bắc và Trung Mỹ, cùng một số tổ chức khác tài trợ.
Kết quả nhóm nghiên cứu của Van Toai đã tạo ra một số giống đậu nành mang đặc tính của đậu nành Đông Nam Á để trồng ở Mỹ, như giống ARS đang được trồng ở bang Illinois.
Kirtana Vallabhaneni
Cô là một học sinh gốc Ấn Độ, 17 tuổi của Trường West Kirby Grammar School - được trao giải thưởng “Nhà khoa học trẻ của năm 2012” của Anh sau khi xuất sắc vượt qua 360 đối thủ khác. Theo BBC, Vallabhaneni tham gia một công trình nghiên cứu của Đại học Liverpool, Anh Quốc nhằm phân lập những tế bào có hại - thủ phạm gây bệnh ung thư tuyến tụy, giúp quá trình điều trị bệnh bằng hóa chất hiệu quả hơn.
Tiến sỹ Maggie Aderin-Pocock - nhà khoa học không gian nổi tiếng và là thành viên ban giám khảo giải thưởng - cho biết bà rất ấn tượng với công trình của Vallabhaneni. Các giám khảo khác của giải thưởng có nhà hóa sinh đoạt giải Nobel Tim Hunt và nhà phát minh Mark Champkins.
“Nhà khoa học trẻ của năm” là giải thưởng cấp quốc gia của Anh dành cho các bạn trẻ từ 11-18 tuổi đã hoàn thành một công trình khoa học-kỹ thuật-công nghệ hoặc toán học.
Amy Mainzer
Amy Mainzer sinh năm 1974, là cử nhân khoa học ngành vật lý và tiến sĩ triết học ngành thiên văn học. Cô hiện là Phó giám đốc dự án khảo sát hồng ngoại trường rộng của NASA. Ngoài ra, Amy Mainzer còn chuyên nghiên cứu các tiểu hành tinh, sao lùn nâu, khí quyển hành tinh, đĩa mảnh vỡ, sự hình thành sao cũng như thiết kế và xây dựng thiết bị mới cho mặt đất và không gian.
Một hành tinh đã được đặt theo tên của nhà khoa học xinh đẹp này: hành tinh Amymainzer (234750). Lĩnh vực nghiên cứu của cô gồm: tiểu hành tinh, sao lùn nâu, khí quyển hành tinh, đĩa mảnh vỡ, sự hình thành sao cũng như là thiết kế và xây dựng thiết bị mới cho mặt đất và không gian.
Franziska Michor
Franziska Michor tốt nghiệp ngành sinh vật học phân tử và toán học tại Đại học Viên, Áo. Cô nhận bằng tiến sĩ sinh học tiến hóa tại Đại học Harvard, Mỹ vào năm 2005. Franziska Michor là trợ lý giáo sư tại Trung tâm Ung thư Memorial Sloan-Kettering ở thành phố New York từ năm 2007 đến 2010 trước khi chuyển sang công tác tại Viện nghiên cứu ung thư Dana-Farber và Đại học Y tế công cộng Harvard.
Fiorella Terenzi
Fiorella Terenzi là một nhà vật lý học thiên thể, tác giả và nghệ sĩ thu âm người Mỹ gốc Ý. Cô nổi tiếng là người đã phát triển kỹ thuật giúp ghi âm các sóng radio từ thiên hà và chuyển chúng thành âm nhạc.
Fiorella Terenzi từng được tạp chí Time mô tả là sự giao thoa tài năng của nhà vật lý thiên văn xuất sắc Carl Sagan và ca sĩ nổi tiếng Madonna. Ngoài việc nghiên cứu khoa học, giảng dạy tại nhiều đại học nổi tiếng ở Mỹ, cô còn nghiên cứu về giao hưởng, soạn nhạc và phát hành một loạt các đĩa nhạc rất thành công.
Lisa Randall
Lisa Randall sinh năm 1962, là một nhà vật lý lý thuyết người Mỹ, một chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực vật lý phân tử và vũ trụ học. Bà giành được học vị tiến sĩ tại Đại học Harvard trong lĩnh vực nghiên cứu này khi mới 25 tuổi. Sau đó, bà làm trợ giáo, phó giáo sư rồi giáo sư tại Học viện Công nghệ Massachusetts và Đại học Princeton, trước khi trở lại Đại học Havard với cương vị giáo sư vào năm 2001.
Vừa thông minh, vừa cực kỳ xinh đẹp, nữ giáo sư xuất sắc của Đại học Harvard là một ngôi sao trong ngành vật lý với giả thuyết mang tính cách mạng về không gian nhiều chiều trái ngược. Bà có 2 công trình nằm trong số 10 công trình lý thuyết có ảnh hưởng nhất trong 10 năm qua. Lisa Randall từng được tạp chí thời trang danh tiếng thế giới Vongue tôn vinh về vẻ đẹp và trí tuệ.
Giáo sư Lưu Lệ Hằng
Giáo sư Jane X. Luu (Lưu Lệ Hằng) người Mỹ gốc Việt tại Đại học California – Los Angeles, Mỹ đã đạt giải Shaw với công trình khám phá ra các vật thể ngoài Hải Vương tinh – những kho báu khảo cổ giúp chúng ta quay ngược thời gian về lúc hình thành nên hệ Mặt trời và nguồn gốc của các sao chổi chu kỳ ngắn. Giải Shaw danh giá được ví như là "Giải Nobel của châu Á", được bắt đầu trao tặng từ năm 2004.
Trước đó, vào tháng 3/2012, Quỹ Kavli cũng đã công bố Giải Kavli năm 2012 cho bảy nhà khoa học tiên và Giáo sư Lưu Lệ Hằng, nhà thiên văn học Mỹ gốc Việt đã là một trong những chủ nhân của giải Kavli thiên văn học. Năm 2012 là năm của người phụ nữ gốc Việt khi cái tên Lưu Lệ Hằng được xướng danh ở cả hai giải thưởng thiên văn học danh giá nhất thế giới.
Thuỳ Linh
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy trao nhà ‘Nghĩa tình biên cương’
- ·Bố con cùng đánh bạc, có vi phạm pháp luật?
- ·Cơ quan chức năng với ô tô như… dì ghẻ với con chồng
- ·Đêm trăng trên đảo
- ·168 cán bộ TP.HCM được chọn xác minh tài sản, thu nhập
- ·Thế nào là con cái giam, nhốt cha mẹ?
- ·Hơn 30 triệu đồng bạn đọc ủng hộ bé gái bị ong đốt
- ·Trao tiền giúp đỡ hai cụ già không nơi nương tựa ở Quảng Nam
- ·Truy tặng Huân chương dũng cảm cho anh Phạm Ngọc Anh trong vụ sạt lở đèo Bảo Lộc
- ·Trao 100 triệu đồng cho nạn nhân chất độc da cam BR
- ·Tuân thủ tự nguyện pháp luật thuế giúp đẩy nhanh quá trình giải quyết hoàn thuế
- ·Thiên thần ung thư máu kêu cứu
- ·Phiêu lưu 'Máy bay bà già' yêu trai trẻ
- ·Kết quả cuộc thi tìm hiểu lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào
- ·Thanh niên chạy xe máy tốc độ cao lạng lách, bốc đầu bị phạt 9,5 triệu
- ·Người yêu ở xa, người lạ thì ở gần…
- ·Thư gửi người mẹ thứ hai!
- ·Thương người trồng sắn
- ·Kỳ vọng tăng trưởng nào cho nền kinh tế Việt Nam năm 2025?
- ·“Phiên bản báo VietNamNet cho điện thoại di động còn nhiều bất cập”