【kết quả bóng đá bundesliga 2】Gỡ ‘nút thắt’ về vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Cúp C2 2025-01-10 14:29:32 585

Đây là chủ đề được tập trung trao đổi,ỡnútthắtvềvốnchodoanhnghiệpnhỏvàvừkết quả bóng đá bundesliga 2 thảo luận tại diễn đàn “Giải pháp thúc đẩy các nguồn vốn cho DNNVV”, do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức, chiều 7/8.

DNNVV khó tiếp cận các nguồn vốn

Bà Nguyễn Thị Hiền – Phó Viện trưởng Viện Chiến lược ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết, hiện cả nước có hơn 500.000 DNNVV, chiếm khoảng 97% tổng số doanh nghiệp (DN) đang hoạt động.

Với số lượng đông đảo như vậy, DNNVV đang đóng một vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế quốc gia. Hàng năm, các DNNVV đã tạo ra gần 60% việc làm (chiếm 42,2% số lao động), 44,8% doanh thu, đóng góp khoảng 40% GDP, 33% giá trị sản lượng công nghiệp, 30% giá trị hàng hóa xuất khẩu, đóng góp 29,3% cho ngân sách nhà nước.

Mặc dù có đóng góp lớn cho nền kinh tế, tuy nhiên theo ông Vũ Tiến Lộc – Chủ tịch VCCI, hiện nay khối DNNVV vẫn rất khó tiếp cận các nguồn vốn như: vốn tín dụng từ các ngân hàng (NH), nguồn vốn từ các quỹ… để phục vụ cho sản xuất, kinh doanh.

Cụ thể, đối với việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng từ các tổ chức tín dụng (TCTD), ông Lộc cho biết, theo Báo cáo đánh giá môi trường kinh doanh năm 2018 của Ngân hàng Thế giới, chỉ số tiếp cận tín dụng của Việt Nam năm 2018 được xếp hạng 29/190 nền kinh tế.

Cùng với đó, 6 tháng đầu năm 2018 (tính đến 30/6/2018), dư nợ tín dụng đối với DNNVV chiếm khoảng 21% dư nợ toàn nền kinh tế. Mặc dù vậy, ông Lộc cho rằng, đến thời điểm hiện tại vẫn có đến khoảng 60% DNNVV chưa tiếp cận được nguồn vốn tín dụng của NH.

tiếp cận vốn
Các chuyên gia trao đổi, thảo luận tại diễn đàn . Ảnh: Thiện Trần

Đối với việc tiếp cận nguồn vốn từ các quỹ, ông Nguyễn Quốc Hùng – Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế NHNN cho biết, mặc dù Quỹ Phát triển DNNVV có vốn điều lệ 2.000 tỷ đồng và được cấp 800 tỷ đồng, song hiện nay quỹ này chưa cho vay trực tiếp được một khoản nào.

Bên cạnh đó, quỹ ký kết cho vay thông qua ủy thác cho các NH thương mại được 150 tỷ đồng, thì mới giải ngân được 90 tỷ đồng; cho vay thông qua bảo lãnh của Ngân hàng Phát triển được 160 tỷ đồng…

Tương tự, hoạt động bảo lãnh tín dụng cho DNNVV thông qua các quỹ bảo lãnh tín dụng cũng rất hạn chế. Theo bà Nguyễn Thị Hiền cho biết, đến cuối năm 2017, cả nước có 27 quỹ bảo lãnh tín dụng được thành lập và đi vào hoạt động, với tổng vốn điều lệ thực có của các quỹ ước khoảng trên 1.400 tỷ đồng, trong đó có đến hơn 1.300 tỷ đồng là vốn ngân sách.

Tuy nhiên, trong 16 năm vừa qua (kể từ năm 2001), tất cả các quỹ trên cả nước mới chỉ bảo lãnh được khoảng trên 4.100 tỷ đồng vốn vay, trong tổng số 1,3 triệu tỷ đồng dư nợ tín dụng của khối DNNVV.

Gỡ “nút thắt” bằng cách nào?

Ông Nguyễn Quốc Hùng cho rằng, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng DNNVV vẫn hạn chế trong tiếp cận vốn tín dụng NH. Trước hết, xuất phát từ chính những hạn chế nội tại của DNNVV như quy mô vốn nhỏ, vốn chủ sở hữu và năng lực tài chính hạn chế; trình độ quản trị DN bất cập, thiếu phương án kinh doanh khả thi; số liệu thiếu chính xác; thiếu hoặc không đủ giấy tờ về tài sản đảm bảo…

Bên cạnh đó, chưa có sự triển khai đồng bộ và phối hợp chặt chẽ giữa các chương trình hỗ trợ DN của các bộ, ngành, địa phương. Một số TCTD còn thiếu kinh nghiệm trong thẩm định phương án sản xuất kinh doanh của DNNVV, nhất là các DN hoạt động trong lĩnh vực mới, còn nặng về tài sản đảm bảo cho khoản vay.

Ngoài ra, chính sách bảo lãnh tín dụng cho DNNVV còn tồn tại nhiều bất cập, chưa phát huy được hiệu quả trong trợ giúp DNNVV tiếp cận vốn tín dụng NH…

Để hóa giải “nút thắt” về vốn cho DNNVV, theo ông Cấn Văn Lực - Chuyên gia kinh tế trưởng NH TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính – tiền tệ quốc gia, cần sự phối hợp đồng bộ giữa Nhà nước, NH và DN.

Cụ thể, đối với các TCTD, cần thiết kế các sản phẩm, quy trình tín dụng đặc thù, phù hợp hơn đối với DNNVV; phát triển hình thức cấp tín dụng theo chuỗi cung ứng, hợp tác với DN lớn để phối hợp tài trợ cho các DNNVV. Bên cạnh đó, cần nâng cao hiệu quả hợp tác với các quỹ (nhất là Quỹ Bảo lãnh tín dụng, Quỹ Phát triển DNNVV, các quỹ tài chính quốc tế…) để chia sẻ thông tin, kết nối DN.

Về phía DN, cần minh bạch hoạt động và báo cáo tài chính, nâng cao chất lượng quản trị DN, quản lý rủi ro; đặc biệt, nên có chuyên viên chuyên sâu về quản lý tài chính/vốn…

Về phía cơ quan nhà nước, cần triển khai hiệu quả, đồng bộ Luật Hỗ trợ DNNVV và các chính sách hỗ trợ đã ban hành; đẩy mạnh hoạt động của Quỹ Bảo lãnh DNNVV và Quỹ Phát triển DNNVV. Song song với đó, cần phát triển cân bằng thị trường tài chính (nhất là thị trường chứng khoán, trái phiếu, tài chính vi mô, quỹ đầu tư…) để tạo kênh dẫn vốn đa dạng cho DNNVV…./.

Diệu Thiện

本文地址:http://game.marimbapop.com/news/017a299409.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Quận Hoàn Kiếm và 176 xã của Hà Nội thuộc diện phải sáp nhập

Thông cáo báo chí số 21, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Dừng làm thủ tục hải quan đối với Công ty cổ phần Đầu tư Tấn Hưng

2 phương thức chuyển dữ liệu HĐĐT không có mã đến cơ quan thuế

ABBank (ABB) bổ nhiệm tân Tổng giám đốc

Cách kích hoạt thẻ ATM gắn chip để tránh bị khoá thẻ

Tiếp tục tinh gọn bộ máy và tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế

Siết chặt kiểm tra nhập khẩu máy móc dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng

友情链接