Xung quanh câu chuyện điểm chuẩn vào ngành Sư phạm thấp,Điểmchuẩnvàosưphạmthấpchắcchắnảnhhưởngđếnchấtlượnggiáoviêtochigi sc vs PV TBTCVN đã có cuộc trao đổi với GS.TS Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam về vấn đề này.
* PV: Năm nay ngoài hai cơ sở đào tạo sư phạm lớn là ĐH Sư phạm Hà Nội và ĐH Sư phạm TP Hồ Chí Minh, điểm chuẩn của các trường đại học khối sư phạm rất thấp, chỉ bằng hoặc nhích hơn điểm sàn của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Phải chăng, sức hút của ngành Sư phạm đang đi xuống, thưa ông?
- GS.TS Phạm Tất Dong:Đúng là sức hút giảm rất nhiều nhưng nghịch lí là vẫn đào tạo thừa. Việc đào tạo của chúng ta cũng không có dự báo về mặt số lượng, mặc dù đào tạo thừa lại không bố trí được nhưng vẫn cứ đào tạo, cho nên vừa thừa vừa thiếu, thừa giáo viên dạy kém và thiếu giáo viên giỏi.
Mặt khác, so với sư phạm thì nhiều nghề có mức lương cao hơn nên cũng hấp dẫn thí sinh. Trước đây, việc chọn nghề của học sinh trước tiên là vì lí tưởng, động cơ chạy theo tiền lương chỉ xếp thứ 4 – 5, nhưng thực tế hiện nay nếu một nghề mà lương thấp thì không thể hấp dẫn được thí sinh vào. Việc chọn ngành của học sinh bây giờ rất thiết thực với yêu cầu cần có việc làm khi ra trường để bù đắp phần chi phí đã bỏ ra. Chúng ta cứ nói nghề giáo là nghề cao quý, nhưng lương không cao thì không thể hấp dẫn học sinh.
Điểm vào ngành Sư phạm thấp là thực tế nhiều năm trở lại đây, tuy nhiên năm nay là thấp nhất. Cũng phải thừa nhận là hệ thống sư phạm của chúng ta được trang bị chưa hiện đại so với các ngành khác, ngay tại ĐH Sư phạm Hà Nội và ĐH Sư phạm TP Hồ Chí Minh so với một số trường khối kỹ thuật có thể thấy rõ điều này. Ngoài ra, chất lượng giáo viên khối kỹ thuật cũng có phần nhỉnh hơn.
* PV: Với điểm đầu vào thấp như vậy, nhiều người lo ngại đến chất lượng giáo viên trong tương lai, ông có bình luận gì về vấn đề này?
- GS.TS Phạm Tất Dong:Khi đầu vào thấp thì tất nhiên đầu ra sẽ “hỏng”. Tôi vẫn thường nói với các trường đại học, những năm đầu tiên phải là những giáo sư giỏi nhất dạy chứ không phải những thạc sĩ mới tốt nghiệp ra dạy năm thứ nhất, tôi không đồng ý chuyện này. Năm thứ nhất mở ra chân trời khoa học thì những gì tinh túy nhất, mới nhất phải những giáo sư đầu ngành giảng dạy.
Vấn đề chất lượng giáo viên đã được đặt ra nhiều năm, ngay từ những ngày đầu cải cách giáo dục. Thời điểm này, vị trí nhà giáo đặc biệt cần thiết để Đảng và Nhà nước tin cậy giao phó đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước, cũng như hình thành nhân cách con người Việt Nam, đây mới chính là mục tiêu của giáo dục.
|
Tuy nhiên trên thực tế lại không như vậy, hiện nay giáo dục sư phạm không bắt kịp với sự phát triển của giáo dục phổ thông, thậm chí có một số năm để các trường THPT đảm bảo có đủ số giáo viên thì phải đào tạo rất cấp tốc. Rõ ràng là chất lượng đào tạo giáo viên càng về sau càng đi xuống. Việc này bắt đầu từ thời kỳ có quan điểm về thị trường và giáo dục. Lúc này vấn đề đặt ra là giáo dục hướng ra thị trường như thế nào, đây có phải là nơi thực hiện cơ chế thị trường hay không. Thời điểm này hệ thống giáo dục bắt đầu đi xuống kéo theo sự đi xuống của chất lượng giáo viên.
Những năm đầu thực hiện cơ chế thị trường đã có rất nhiều giáo viên phải làm thêm dẫn đến mất uy tín vì phụ huynh không hài lòng. Thực tế, trên thế giới cũng không có nước nào giáo viên đi làm thêm như nước ta. Hệ thống sư phạm vẫn tạo ra thế hệ giáo viên mới nhưng uy tín của xã hội đối với nhà giáo đang thấp dần.
* PV: Như vậy, làm sao để thu hút được thí sinh vào ngành Sư phạm, thưa ông?
- GS.TS Phạm Tất Dong:Với tình hình thực tế như hiện nay, ngành Sư phạm sẽ rất khó thu hút được sinh viên. Các trường sư phạm vừa không có cơ sở hiện đại, giáo viên cũng không giỏi nhất và khi ra trường thì mức lương thấp.
Việc này đã tồn tại nhiều năm, điều này chỉ làm được khi thay đổi tư duy về vấn đề sư phạm. Các bộ, ngành phải cùng vào cuộc giúp cho giáo dục. Theo tôi cũng cần phải làm lại hệ thống lương thì sư phạm mới khác được, nhưng cơ chế hiện nay rất khó để nâng lương cho giáo viên. Có nghịch lý là chúng ta luôn nói tôn trọng giáo dục nhưng nhiều khi chính các địa phương chỉ đổ tiền vào những lĩnh vực khác mà không đầu tư cho giáo dục.
Ngoài ra, nhà nước cần có những chính sách rất cụ thể cho giáo dục, chẳng hạn nếu sư phạm không được bao cấp thì cần có chính sách cho học sinh vay vốn, giáo viên lên miền núi thì tăng lương lên gấp đôi và nhiều chế độ khác. Đã từng có thời kỳ, ngành Sư phạm thu hút được số lượng lớn học sinh giỏi, một phần nhờ vào chính sách bao cấp. Tuy nhiên, về lâu dài vấn đề không thể dừng lại ở việc miễn phí mà là cơ chế chính sách.
Tôi cho rằng sư phạm phải luôn luôn đi trước phổ thông, muốn đổi mới ở phổ thông thì sư phạm phải đi trước, tổ chức trường sư phạm phải có tầm nhìn để mỗi khi trường phổ thông muốn chuyển hướng thi sư phạm phải chuyển hướng trước. Để nâng cao chất lượng giáo dục phải thay đổi chất lượng nhà giáo, như vậy bắt buộc phải cải cách sư phạm.
Ngoài ra, để giáo viên có đời sống cao hơn và yên tâm làm việc thì chế độ ký hợp đồng là cần thiết, nếu làm được sẽ rất tiến bộ, tuy nhiên ở Việt Nam muốn thực hiện được sẽ rất khó khăn vì ngay bản thân giáo viên cũng “ngại” và còn tồn tại nhiều tiêu cực khác chi phối.
* PV: Xin cảm ơn ông!
Mai Đan (thực hiện)