当前位置:首页 > Thể thao

【kèo viet nam】MC Phan Đăng: 'Không xấu hổ khi từng là người đọc kiểu tầm chương trích cú'

Nhà xuất bản Kim Đồng vừa tổ chức giao lưu và giới thiệu sách 39 đoản thiền để thấy của tác giả Phan Đăng. 

Phan Đăng là cái tên khá quen thuộc đối với bạn đọc yêu thích thể thao cũng như khán giả truyền hình. Anh từng viết và xuất bản một số cuốn sách như: 39 câu hỏi cho người trẻ,ĐăngKhôngxấuhổkhitừnglàngườiđọckiểutầmchươngtríchcúkèo viet nam 39 cuộc đối thoại cho người trẻ, Ở trong đầu trí thức, Những góc nhìn đời: Tôi thấy – nghe – và nghĩ.

MC Huyền Châu là người dẫn chuyện trong buổi ra mắt sách của tác giả Phan Đăng.

- Đây là cuốn sách thứ 3 anh dùng tiêu đề có con số 39, sao anh thích con số này tới vậy?

Với tôi 39 là con số thiêng. Đã là thiêng xin phép để tôi giữ cho riêng mình.

- Lý do gì anh tìm tới thiền, bao phủ cuộc sống và cả lối viết của mình bởi thiền?

Ngày xưa, tôi là một kẻ ‘tầm chương trích cú’. Tôi luôn ý thức xuất phát điểm của mình rất thấp, xuất thân trong gia đình không phải trí thức. Quá trình đi học không gặp được người thầy thực sự chỉ giáo cho tôi một phương pháp luận đúng trên hành trình kiếm tìm tri thức. Tôi phải đọc nhiều để bù vào. 

Vì thế, cuộc đời tôi đã rẽ sang ngả ‘tầm chương trích cú’. Tôi đọc kinh Phật cũng theo ngả đó, thậm chí đến mức bấy giờ trong đầu tôi có thể thuộc làu một vài bộ kinh như một con vẹt dù không hiểu gì cả. 

Việc này lần đầu tôi chia sẻ và không xấu hổ. Bởi quá trình tầm chương trích cú ấy cũng trang bị cho tôi một phông nền tri thức, lý thuyết cơ bản. 

Cuộc đời tôi có hai chuyện xảy đến. Chuyện thứ nhất cách đây khoảng gần 8-9 năm, tôi bị tổn thương sâu sắc bên trong. Tổn thương ấy khiến cho dạ dày tôi có nguy cơ chảy máu liên tục phải nằm triền miên trong bệnh viện.

Thời gian nằm viện, tôi nhớ ra những tác phẩm kinh điển lúc đọc kiểu ‘tầm chương trích cú’ và quyết định phải thực hành. 

Tôi bắt đầu thực hành thiền định, thiền tuệ. Tôi - từ một con vẹt tầm chương thành nhà thực hành. Đây là trải nghiệm màu nhiệm, không phải theo nghĩa tâm linh, tôn giáo siêu hình.

Biến cố thứ hai là trong quá trình ‘tầm chương trích cú’, tôi bị ‘bệnh nặng’ tới mức trong đầu bao giờ cũng phải truy cứu là sự vật này, bông hoa, cơn mưa kia… thì Aristotle, Đức Phật nói gì? Tôi quay cuồng đi tìm các triết gia lý giải về mọi sự vật, hiện tượng đọc được.

Mãi đến một ngày, câu hỏi tự vấn mới nảy ra trong tôi: “Mình nói gì, nhìn thấy gì ở cơn mưa? Tại sao cứ phải là Aristotle hay Đức Phật nói? Sau khi chìm đắm trong đầu của người khác, đầu mình nghĩ gì, rung động gì?”.

Từ hai cơ duyên đó, tôi mới có thể đi sâu vào thiền.

Tác giả Phan Đăng.

- Đi sâu vào thiền, anh cảm nhận thế nào là hạnh phúc?

16 năm trước tôi nghĩ hạnh phúc là sự thoả mãn. 8 năm trước tôi nghĩ hạnh phúc là sự cống hiến. Có thời điểm tôi nghĩ hạnh phúc khi được sống là chính mình.

Sau khi đi qua 3 trải nghiệm về hạnh phúc: sự thoả mãn, sự cống hiến và được là mình, bây giờ tôi mới nhận ra, hạnh phúc là năng lực làm chủ con người bên trong.

Ở trên đời không thể tránh khỏi những đau thương, hạnh phúc - năng lực làm chủ con người bên trong giúp ta làm chủ các bất như ý. Bất như ý có ập đến thì bên trong ta vẫn tĩnh lặng, bất toại nguyện có ập đến thì cũng chỉ buồn chút xíu thôi chứ không sụp đổ. 

Một cuộc bão giông hùng thiết nào đó có thể ập đến nhưng trong ta đã được chăm sóc và trưởng thành rồi thì không vì đau khổ mà nảy sinh ý muốn tự tử.

Chúng ta từng bỏ rơi con người bên trong mà chỉ nhìn bên ngoài. Tìm kiếm sự thoả mãn ở bên ngoài giống như một khu vườn bị bỏ hoang lâu năm, khi bão đến vườn sẽ sập. Nhưng khi thiền, chúng ta quay vào bên trong, chăm sóc “em bé” bên trong mình.

- Có thể nói, cuốn sách này đánh dấu một bước chuyển trong tư tưởng của anh, từ người chỉ nói về sự việc bên ngoài chuyển thành Phan Đăng chú tâm vào bên trong? 

Nếu như đối tượng tôi quan sát ở hai cuốn 39 câu hỏi cho người trẻ, 39 cuộc đối thoại cho người trẻlà các nền chính trị và văn hóa, văn minh, triết luận thì bây giờ đối tượng quan sát là tâm tôi. 

Hành trình từ 39 cuộc đối thoại cho người trẻ đến 39 đoản thiền để thấylà một hành trình đi từ ngoài vào trong, đi từ đầu người khác vào đầu mình. Trong cuộc đi thứ hai, tôi thực sự được là mình.

“Đây không phải là một cuốn sách thông thường. Đây là con đường của một người đi tìm chính mình để xác thực mình và xác lập mình trong cái thế giới của chính cá nhân”, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều - Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam nhận xét về cuốn sách. 

“Một cuốn sách mà ta có thể cất vào hành lý để mang theo trong mọi cuộc hành trình ngắn dài, dù bất kể ở đâu, trên núi hay trên biển, vào bất kể lúc nào, cũng có thể mở một trang bất kỳ ra để đọc cho tâm hồn lắng lại...

Mỗi đoản thiền tựa như một hơi thở, ngắn và nhẹ bẫng, nhưng nếu có thể thật sự chánh niệm trong hơi thở ấy, thì từng phút giây được có mặt trên cuộc đời này đều đem lại cảm giác hân hoan”, Trần Đặng Đăng Khoa, tác giả sách 1111 - Sáu vạn dặm trên yên xe cà tàngnhận xét.

 

MC Phan Đăng: 'Đọc sách cũng giống như yêu'"Nếu không có phương pháp, không có mục tiêu thì ngay cả khi chúng ta yêu sách, chúng ta đọc sách cũng là một tình yêu lầm lạc”, tác giả Phan Đăng nhấn mạnh.

分享到: