【kq ngoại hạng ai cập】Tăng cường vốn tín dụng cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn
Thời gian qua,ăngcườngvốntndụngcholĩnhvựcnngnghiệkq ngoại hạng ai cập ngành ngân hàng trên địa bàn tỉnh đã tăng cường đưa nguồn vốn tín dụng về khu vực nông thôn để đáp ứng nhu cầu vốn cho người dân sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế. Tuy nhiên, nguồn vốn cho vay lĩnh vực này vẫn còn thấp nên lãnh đạo tỉnh và ngành ngân hàng đang có giải pháp đẩy mạnh trong năm 2024.
Hệ thống ngân hàng trên địa bàn luôn ưu tiên nguồn vốn vay cho các chương trình, đề án, lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.
Tỉnh Hậu Giang có 140.439ha đất nông nghiệp (chiếm 86,57% diện tích của tỉnh), trong đó có 78.912ha sản xuất lúa, hơn 45.800ha trồng cây ăn trái, 3.286ha sản xuất mía đường, hơn 11.200ha nuôi thủy sản. Tỉnh có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nông nghiệp; du lịch gắn với làng nghề, du lịch xanh, du lịch sinh thái. Theo Quy hoạch tỉnh Hậu Giang thời kỳ 2021-2030 tầm nhìn đến năm 2050, tỉnh có 5 nhiệm vụ trọng tâm, đột phá chiến lược, trong đó phát triển bốn trụ cột kinh tế là: Công nghiệp hiện đại, nông nghiệp sinh thái, đô thị thông minh và du lịch chất lượng, với mục tiêu dự kiến đến năm 2030 thu nhập bình quân đầu người của tỉnh đạt 150 triệu đồng/người/năm, tăng 70 triệu đồng so cuối năm 2023.
Theo nhận định của lãnh đạo tỉnh, về nông nghiệp, mặc dù sử dụng phần lớn tài nguyên, nhưng giá trị đóng góp cho cơ cấu kinh tế chưa tương xứng. Bên cạnh đó, giá trị bình quân vốn cho vay/diện tích đất sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản tương đối thấp, khoảng 168 triệu đồng/ha. Điều này cho thấy ngoài việc nông sản của tỉnh có giá trị không cao, còn xuất hiện nguy cơ người cần vốn không tiếp cận được đủ nguồn vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh; nông dân chưa mạnh dạn đầu tư vào sản xuất, chế biến các sản phẩm có giá trị cao.
Với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội theo các mục tiêu kế hoạch, nguồn vốn phục vụ cho sản xuất, kinh doanh của Nhân dân, doanh nghiệp nói chung, nông nghiệp và các lĩnh vực khác tại địa bàn nông thôn nói riêng sẽ tăng cao trong thời gian tới. Để tạo sự đột phá trong hoạt động cho vay phục vụ hoạt động phát triển kinh tế đối với lĩnh vực nông nghiệp, thương mại, dịch vụ và du lịch tại địa bàn nông thôn, làm nền tảng, tiền đề để thúc đẩy phát triển các trụ cột kinh tế còn lại của tỉnh theo Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV cũng như Chiến lược phát triển của tỉnh trong giai đoạn mới, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã yêu cầu các cấp ủy đảng lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện nhiều nhiệm vụ. Trong đó, Ban cán sự đảng Ủy ban nhân dân tỉnh chủ trì xây dựng, triển khai thực hiện Đề án “Thí điểm hỗ trợ trong hoạt động vay vốn phục vụ phát triển nông nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch tại địa bàn nông thôn tỉnh Hậu Giang”, đảm bảo nhân dân, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, doanh nghiệp tại địa bàn nông thôn vay đủ vốn với chi phí hợp lý từ các tổ chức tín dụng (TCTD) phục vụ cho sản xuất, kinh doanh, nhằm thúc đẩy phát triển các trụ cột kinh tế nông nghiệp, thương mại, dịch vụ và du lịch tại địa bàn nông thôn theo Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 26/11/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển công nghiệp, nông nghiệp, đô thị và du lịch tỉnh Hậu Giang, giai đoạn 2021-2025 và các năm tiếp theo.
Bên cạnh đó, chỉ đạo các sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố trong việc xây dựng, thành lập và có biện pháp giám sát các Tổ liên kết tại từng địa phương, gắn các chỉ tiêu hoạt động cụ thể cho từng Tổ liên kết cũng như chỉ tiêu đánh giá chất lượng hoạt động của các Tổ liên kết với UBND các cấp để tăng cường hỗ trợ hoạt động vay vốn của Nhân dân, doanh nghiệp, nhằm thúc đẩy sản xuất, kinh doanh cũng như hỗ trợ các TCTD trong công tác giám sát vốn vay, xử lý, thu hồi nợ cho vay, nợ xấu trên nguyên tắc lấy việc tiết giảm chi phí trong hoạt động của các TCTD là cơ sở để tiết giảm lãi suất cho vay, tạo điều kiện để người sử dụng vốn vay giảm chi phí trong sản xuất, kinh doanh, nhằm gia tăng thu nhập, lợi nhuận, từ đó tạo lợi thế cạnh tranh, lợi thế so sánh cho hàng hóa, dịch vụ của tỉnh; xây dựng các thương hiệu sản phẩm của tỉnh, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh, quốc phòng. Chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Hậu Giang trong việc xây dựng, triển khai thực hiện các kế hoạch tăng trưởng tín dụng nhằm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, trọng tâm là các ngành, lĩnh vực kinh tế mũi nhọn, then chốt của tỉnh; chuyển đổi số ngành ngân hàng theo các Kế hoạch của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Ông Nguyễn Văn Nhiệm, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Hậu Giang, cho biết: Trong năm 2023, ngành ngân hàng trên địa bàn tỉnh tiếp tục duy trì, ưu tiên nguồn vốn, tập trung cho vay hỗ trợ phát triển nông nghiệp và nông thôn, triển khai thực hiện nhiều giải pháp hiệu quả, thiết thực với nhiều chính sách tín dụng ưu đãi tạo điều kiện cho người dân tiếp cận vốn vay phục vụ sản xuất, kinh doanh. Ngay từ đầu năm, chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn duy trì tỷ trọng khoảng 50-55%/tổng dư nợ toàn địa bàn.
Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh đã chỉ đạo sát sao các tổ chức tín dụng tập trung nguồn vốn, hỗ trợ thực hiện hiệu quả các chương trình, đề án trọng điểm trong tỉnh, góp phần hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, thúc đẩy chuyển dịch mô hình kinh tế nông nghiệp theo hướng bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân. Ngoài ra, ngành ngân hàng trên địa bàn đã chủ động phối hợp với các sở, ngành triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để phát triển thị trường tín dụng nông thôn theo chiều sâu, mở rộng quy mô tín dụng như đa dạng hình thức cho vay và phát triển các sản phẩm tín dụng mới phù hợp với hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và người dân trên địa bàn. Tổ chức tín dụng có vai trò chủ đạo trên địa bàn vẫn là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng Chính sách xã hội với mạng lưới rộng khắp, có điểm giao dịch tại các huyện, xã vùng sâu, thông qua đó đáp ứng tốt nhu cầu vay vốn của khách hàng. Song song đó, các tổ chức tín dụng luôn liên hệ với các tổ chức địa phương như: Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Hội Phụ nữ,… và tranh thủ sự ủng hộ của chính quyền địa phương để tuyên truyền, cho vay và thu hồi nợ.
Theo ông Nguyễn Văn Nhiệm, trong năm 2024, cũng như các năm tiếp theo, ngành ngân hàng trên địa bàn không chỉ quan tâm đến việc duy trì mức tăng trưởng tín dụng nông nghiệp, nông thôn, mà còn tập trung nguồn vốn tín dụng thúc đẩy tăng trưởng tín dụng xanh, góp phần hỗ trợ kinh tế địa phương hướng đến tăng trưởng xanh và phát triển bền vững. Bên cạnh những nỗ lực đó của ngành ngân hàng trên địa bàn, cũng cần có sự vào cuộc đồng bộ hơn nữa, sự hỗ trợ của cơ quan chức năng, chính quyền địa phương, hiệp hội với ngành ngân hàng, đặc biệt là phối hợp triển khai các chính sách tín dụng nông nghiệp, nông thôn đạt hiệu quả cao nhất, nhằm tăng tính liên kết, tạo nền tảng vững chắc để đưa nền sản xuất nhỏ lẻ hiện nay thành nền sản xuất hàng hóa với quy mô lớn, đáp ứng được xu thế hội nhập và toàn cầu hóa nền kinh tế...
Theo báo cáo của UBND tỉnh, hoạt động tín dụng trên địa bàn tiếp tục được duy trì ổn định. Thực hiện đến cuối tháng 1-2024, tổng vốn huy động toàn địa bàn khoảng 22.600 tỉ đồng, giảm 0,56% so với cuối năm 2023; tổng dư nợ cho vay toàn địa bàn khoảng 39.763 tỉ đồng, giảm 0,61% so với cuối năm 2023; nợ xấu toàn địa bàn vẫn được kiểm soát ở mức an toàn theo mục tiêu đề ra. |
Bài, ảnh: T.TRÚC
(责任编辑:Cúp C2)
- Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Iran nhất trí vai trò của định dạng Astana ở Syria
- Tây Ninh: Nợ thuế nội địa đã giảm hơn 49%
- TP. Hồ Chí Minh: Quyết toán thuế điện tử chiếm gần 28%
- PC Hà Nam: Tạo thuận lợi tối đa cho khách hàng sử dụng điện
- Hầm chui cửa ngõ TPHCM ngập nặng, người dân lại chật vật di chuyển
- Netflix tới Việt Nam, sôi động truyền hình Internet
- Chuyên gia tư vấn: Nhân tố thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ
- VietinBank nhận giải Trung tâm Dịch vụ khách hàng dẫn đầu Việt Nam 5 năm
- Tiết lộ về tình cảnh 'ngàn cân treo sợi tóc' của Pacific Airlines
- NA Chairman underlines strong commitment to reform for national development
- Cua nâu Nauy siêu gạch giá cả phải chăng, gây bão các chợ online
- Quản lý, giám sát hàng hóa tự động tại sân bay Nội Bài: Giảm 21% công chức vị trí giám sát
- Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức ngành Hải quan năm 2020
-
Quảng Nam thống nhất sáp nhập huyện Quế Sơn và Nông Sơn
Ngày 31/8, Tỉnh ủy Quảng Nam vừa có thông báo kết luận của Ban Thường vụ ...[详细] -
Quy định mới về kiểm tra chuyên ngành: 5 nhóm vấn đề cần lưu ý
Lấy mẫu hàng hóa nhập khẩu để kiểm tra chuyên ngành tại cảng Cát Lái (Quận 2, TP. Hồ Chí Minh). Ảnh ...[详细] -
Thực trạng gỡ khó của ngành thép “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”
Ảnh minh họa của tôn mạ màuLành mạnh thị trường, gỡ khó cho doanh nghiệp Trước vấn nạn tôn thép Trun ...[详细] -
Lạm phát trên toàn cầu: Đắt đỏ và đình đốn, biện pháp mạnh khi đối diện nguy cơ
Châu Âu có những bước đi đầu tiênTrong cuộc họp vừa diễn ra hôm 9/6, ...[详细] -
Quả cầu Vàng 2025: Tôn vinh nghệ thuật và những câu chuyện đầy cảm hứng
Bộ phim sử thi dài 215 phút của đạo diễn tài ...[详细] -
Ngành Hải quan tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật
Tăng cường kiểm tra, đánh giá thi hành pháp luật hải quanHoàn thiện hệ thống pháp luật hải quan đáp ...[详细] -
Những đại gia Việt thích “đeo vàng” gây sốt trên báo nước ngoài
Mới đây, trang Odditycentral đăng tải bài viết về sở thích đeo vàngtr&eci ...[详细] -
Hà Tĩnh: Quý I/2021, thu thuế nội địa đạt 2.050 tỷ đồng
Cán bộ Cục Thuế Hà Tĩnh hỗ trợ người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ thuế. Ảnh: Cục Thuế Hà TĩnhCũng the ...[详细] -
Luật Doanh nghiệp vẫn đứng ngoài cuộc sống
Cụ thể, tại Điều 44 về con dấu của doanh nghiệp ...[详细] -
Tạo bước phát triển đột phá cho Hải quan Việt Nam
Phong trào thi đua yêu nước là động lực để Hải quan Việt Nam phát triểnVideo: Tọa đàm "Hải quan Việt ...[详细]
Những cuốn sách cho phép 'trông mặt mà bắt hình dong'
Hải quan Hà Nội: Tăng cường chống buôn lậu qua thương mại điện tử
- Hãng công nghệ Nga ra mắt smartphone chống nghe trộm
- Phát triển công nghiệp hỗ trợ
- Lương tối thiểu theo giờ không thay đổi cách tính lương tháng
- Kỷ lục lịch sử giữa tháng 5 đỏ lửa, nửa triệu tay chơi mới vào sàn chứng khoán
- Viettel tăng trưởng 2 con số, nộp ngân sách 44,3 nghìn tỷ đồng
- Bạn đọc trong ngành kỳ vọng vào sự phát triển của Tạp chí Hải quan
- Lạng Sơn: Thu ngân sách từ xuất nhập khẩu hơn 1.748 tỷ đồng