【kết quả hạng nhất nước anh】Đức Liễu huy động nội, ngoại lực giảm nghèo bền vững

trên 22 tỷ đồng giúp hộ nghèo,ĐứcLiễuhuyđộngnộingoạilựcgiảmnghegraveobềnvữkết quả hạng nhất nước anh cận nghèo

Đó là kết quả ấn tượng qua nửa nhiệm kỳ thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 của xã Đức Liễu. Đầu năm 2016, toàn xã có 145 hộ nghèo/556 người, chiếm 4,37% dân số toàn xã; 28 hộ cận nghèo/262 người, chiếm 2%. Đến đầu năm 2019, hộ nghèo toàn xã còn 75 hộ/319 người, chiếm 2,46%. Hiện các hộ nghèo và cận nghèo trên địa bàn xã có mức thu nhập bình quân từ 350-700 ngàn đồng/người/tháng. Để đạt kết quả đó, xã Đức Liễu đã tận dụng những nội lực sẵn có, huy động nhiều nguồn lực từ xã hội chung tay giảm nghèo bền vững.

Năm 2018, gia đình ông Điểu Mon vay 30 triệu đồng để đầu tư phát triển kinh tế và được hỗ trợ 8,405 triệu đồng chăm sóc vườn điều. Trong ảnh: Con gái ông Điểu Mon cạo vỏ lụa hạt điều tăng thêm thu nhập

Năm 2016, Nhà nước hỗ trợ hơn 85 triệu đồng tiền điện cho hộ nghèo; đầu tư 28 con bò cho hộ nghèo, cận nghèo và hộ đặc biệt khó khăn, đến nay đàn bò đã sinh sản được 5 con; hỗ trợ vay vốn ngân hàng chính sách xã hội cho hộ nghèo để sửa chữa nhà ở, tổng tiền vay 100 triệu đồng với thời hạn vay 60 tháng. Năm 2017, nhà nước đầu tư hỗ trợ trên 71 triệu đồng tiền điện cho hộ nghèo; hỗ trợ 258 hộ nghèo, cận nghèo và hộ dân tộc thiểu số mất mùa điều niên vụ 2016-2017 với tổng kinh phí 145 triệu đồng. UBND xã vận động chùa Đức Bổn A Lan Nhã hỗ trợ xây dựng nhà ở cho 5 hộ nghèo với tổng 200 triệu đồng. Từ vốn ủy thác của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Bù Đăng trên 20 tỷ đồng đã cho 672 hộ nghèo và cận nghèo vay. Hội phụ nữ, nông dân, cựu chiến binh đã vận động hội viên đóng góp vốn xoay vòng được 2,084 tỷ đồng, giúp hội viên nghèo phát triển kinh tế. Trong 3 năm (2016-2018) đã hỗ trợ xây dựng và sửa chữa được 18 căn nhà với tổng số tiền 498 triệu đồng; vận động 450 phần quà tặng các đối tượng là hộ nghèo, gia đình chính sách vào các dịp lễ, tết 135 triệu đồng...

 “Đòn bẩy” thoát nghèo

“Muốn thoát nghèo trước tiên phải làm cho người dân thoát khỏi tư duy trông chờ, ỷ lại vào chính sách mà phải hiểu chính sách để tạo đà phát triển, đòn bẩy thoát nghèo” - ông Phạm Văn Đông, cán bộ phụ trách giảm nghèo xã Đức Liễu cho biết. Giai đoạn 2016-2020, UBND xã Đức Liễu đã tổ chức xây dựng kế hoạch, thành lập ban giảm nghèo, phân công từng thành viên phụ trách khu dân cư tổ chức điều tra rà soát theo phương pháp tiếp cận đa chiều, tận dụng các nguồn lực hỗ trợ hộ nghèo phấn đấu vươn lên thoát nghèo.

Thôn 6 là đơn vị làm tốt công tác giảm nghèo nhất trên địa bàn xã. Thôn hiện có 294 hộ/1.324 người nhưng chỉ có 2 hộ nghèo và 2 hộ cận nghèo. Ông Hoàng Văn Bính, Trưởng thôn 6 cho biết: Được định hướng sản xuất, kinh doanh, nâng cao nhận thức của người dân nên một số hộ trong thôn tuy không có đất sản xuất nhưng chủ động tìm kiếm việc làm, kinh doanh... nên chỉ có 2 hộ nghèo. 1 hộ không có đất sản xuất nhưng có việc làm ổn định đang nuôi 4 người con học đại học nên kinh tế khó khăn; hộ bà Nguyễn Thị Hạ (70 tuổi) không nơi nương tựa, thôn đã vận động kinh phí để xây dựng nhà tình thương nên trong năm 2019 hộ bà Hạ sẽ thoát nghèo. Thôn có 4 doanh nghiệp sản xuất, chế biến điều lớn là nơi tạo việc làm tại chỗ ổn định cho người dân thiếu đất sản xuất, giúp họ có thu nhập bình quân trên 5,5 triệu đồng/người/tháng.

Thôn 4 hiện còn 4 hộ dân tộc thiểu số nghèo do đông con; có diện tích đất sản xuất ít và chuyên canh trồng điều nhưng không có kiến thức khoa học, kỹ thuật về chăm sóc nên năng suất thấp; việc làm thuê bấp bênh, thu nhập không ổn định. Trong đó, hộ ông Điểu Tây có 6 người con nhưng chỉ 2 sào đất; hộ ông Điểu Cui có 7 người con, đất sản xuất chỉ 1 ha; hộ ông Điểu Du có 5 người con nhưng không đất sản xuất; hộ ông Điểu Hùng có 3 người và 5 sào đất nhưng không đủ điều kiện xây nhà ở. Anh Điểu Thanh, Trưởng thôn 4 cho biết: “Thôn phải linh hoạt tổ chức các lớp tập huấn khoa học, kỹ thuật, thực hiện mô hình trình diễn trực tiếp tại vườn điều, cà phê để người dân dễ tiếp thu; tư vấn chuyển đổi cây trồng có giá trị thay thế vườn điều già cỗi, năng suất kém; xen canh điều, cà phê để tăng thêm thu nhập trên cùng một diện tích đất, tăng gia sản xuất, giới thiệu việc làm ổn định cho hộ nghèo, tạo điều kiện cho các hộ này vay vốn...”.

Phó chủ tịch UBND xã Dương Văn Thường cho biết: Đức Liễu có 3.485,3 ha điều. Niên vụ 2016-2017, xã trích 144 triệu đồng từ nguồn ngân sách để hỗ trợ 257 hộ dân bị mất mùa do sâu, bệnh hoành hành trên cây điều. Vụ mùa 2018-2019, toàn bộ 140 triệu đồng hỗ trợ sản xuất trong chương trình xây dựng nông thôn mới, xã dành trọn để xây dựng mô hình vườn điều bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số, mỗi mô hình 8,405 triệu đồng. Số tiền này được quy đổi bằng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật.

Từ những nội lực sẵn có và huy động các nguồn lực xã hội, thời gian qua, công tác giảm nghèo bền vững lan tỏa rộng khắp trên địa bàn xã Đức Liễu và đi vào thực tế, giúp các hộ thoát nghèo bền vững.

Ngọc Bích

Nhà cái uy tín
上一篇:Tình yêu và hôn nhân kiểu định mệnh
下一篇:Lũ rút, chuẩn bị vụ mùa