【trực tiếp bóng đá hạng 2 italia】Nỗi lòng ngư dân xã bãi ngang
作者:Cúp C1 来源:World Cup 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-27 04:53:59 评论数:
(CMO) Xã bãi ngang Nguyễn Việt Khái, huyện Phú Tân có tất cả 14 ấp, trong đó có đến 5 ấp đặc biệt khó khăn là Gò Công, Gò Công Đông, Xẻo Sâu, Cái Đôi Nhỏ và Cái Đôi Nhỏ A. Những ấp đặc biệt khó khăn chủ yếu là thiếu đất sản xuất hoặc có cũng chẳng được bao nhiêu. Trong những ấp đặc biệt khó khăn có 2 ấp khó khăn nhất là ấp Xẻo Sâu và Gò Công Đông.
Anh Lữ Hoàng Hiền, Phó chủ tịch UBND xã Nguyễn Việt Khái, cho biết: "Tuy chủ yếu sống bằng nghề đánh bắt, nhưng theo thống kê, toàn xã chỉ có 50 tàu công suất từ 20-90 CV, 2 tàu dưới 20 CV, còn lại là những phương tiện đánh bắt nhỏ lẻ chỉ hoạt động trong bờ. Phương tiện đánh bắt nhỏ lẻ, không đất sản xuất nên đời sống bà con nơi đây còn rất bấp bênh”.
Bấp bênh nghề biển
“Nghề nào cũng có cái khổ của nghề đó. Riêng nghề biển, không chỉ có sự vất vả của người đi biển mà còn có cả sự lo lắng khôn nguôi của người ở nhà, nhất là lúc gió chướng về. Nguồn lợi thuỷ sản ngày càng cạn, tàu bè thì ngày càng xuống cấp, nhưng người dân ở xóm Đáy vẫn nặng lòng với biển, bởi lẽ nếu không làm biển thì họ cũng không biết làm gì”, ông Hai Lạc (Lạc Văn Long, ấp Gò Công Đông, xã Nguyễn Việt Khái, huyện Phú Tân) mở đầu câu chuyện với giọng buồn buồn.
Gia đình ông Hai Lạc đã có 2 đời gắn bó với nghề biển. |
Phần lớn bà con nơi đây sống bằng nghề biển, những năm gần đây, nguồn lợi thuỷ sản dần cạn, một số người phải tha hương cầu thực ở các tỉnh ngoài, trong khi đó số đông vẫn bám biển. Người có điều kiện thì đóng được chiếc tàu lớn ra khơi, những hộ không đủ vốn thì chỉ hành nghề trên chiếc xuồng nhỏ đánh bắt ven bờ, lúc nào cũng phập phồng, phần sợ dông gió bất ngờ, phần sợ kiểm ngư chặn bắt.
Hơn 40 năm gắn bó với nghề, hơn ai hết, ông Hai Lạc là người hiểu được những thăng trầm của bà con nơi xứ biển. Lúc biển còn trù phú, cá tôm còn đầy, mỗi chuyến biển ngư dân nơi đây mang theo bao hy vọng và trở về với niềm vui. Ông Hai Lạc nhớ lại thời huy hoàng: “Trước ở xứ này chủ yếu là làm đáy nên mới có tên gọi là xóm Đáy, rồi thời gian cá tôm ít dần, nghề đáy không còn phổ biến nữa, bà con mới chuyển sang đi đánh bắt. Nghề này phụ thuộc vào trời cho nên lúc thất lúc trúng, bây giờ thì bấp bênh hơn trước nhiều”.
Ông Hai Lạc tỉ mỉ luồn kim qua mấy mặt lưới còn dang dở rồi quay sang 2 thằng cháu nội nói: “Hai đứa ráng học để đổi đời, sau này không vất vả như ông nội với cha tụi mầy”. Rồi ông trầm ngâm: “Nghề biển cũng luẩn quẩn lắm, làm tích luỹ không bao lâu thì lo sửa lại tàu bè, ngư cụ. Mỗi lần sửa chữa chi phí đâu phải ít, chưa kể những tháng mưa bão, gió chướng ghe neo đậu thì coi như đói”.
Hơn 10 năm trước, anh Trần Thanh Liệt (Tư Liệt) cùng vợ là chị Nguyễn Thị Cương từ Rau Dừa (huyện Cái Nước) bồng bế nhau xuống tận cửa biển Gò Công (ấp Xẻo Sâu, xã Nguyễn Việt Khái) lập nghiệp với hy vọng sẽ đổi đời. Vậy mà có ai ngờ, sau 10 năm sống với con nước lớn ròng, vợ chồng anh Tư nghèo lại hoàn nghèo.
Mấy tháng này anh Tư chủ yếu đăng cá kèo. Hết mùa cá kèo, khoảng tháng 8, anh lặn hụp đặt lú, qua Tết anh Tư Liệt chuyển qua đi bạn cho ghe lưới cá đối. Mưu sinh vất vả trên biển làm màu da cháy sậm, đôi tay chai và mái tóc ngả màu nắng cháy, không khỏi làm người đối diện phải chạnh lòng. Điều kiện đi lại khó khăn, lại gần cửa biển nên chuyện học hành của mấy đứa nhỏ cũng vất vả không kém. Anh Tư Liệt ngán ngẩm: “Đứa con gái lớn học lớp 3 mỗi ngày mất 20.000 đồng tiền đò, đứa nhỏ mẫu giáo thì 10.000 đồng. Tốn kém thì cũng không sao, nhưng đò chở đông rồi không có áo phao nữa, mùa mưa gió thấy mấy đứa nhỏ xót lắm”.
Chú Tư Thuấn (Huỳnh Quốc Thuấn), Bí thư Chi bộ ấp Xẻo Sâu, bày tỏ: “Ấp này hoang sơ lắm, bà con đi lại chủ yếu bằng xuồng máy vì thiếu lộ, ở khúc này được có 8 hộ là có lộ nhựa đi qua. Người lớn thì lo ra biển mưu sinh, trẻ con tuy được đi học nhưng có bằng ai đâu. Cả ấp này có 2, 3 tàu là đủ điều kiện đi xa, còn lại đánh bắt trong vùng cấm. Người ta hay gọi là ăn cắp biển, khổ lắm, biết vậy mà cũng phải làm, vì không bám biển họ cũng đâu có nghề gì khác”.
Không đất nên phải bám biển
Không đất sản xuất, cuộc sống mưu sinh của hàng trăm hộ dân xã bãi ngang Nguyễn Việt Khái chỉ còn biết bám biển. Mỗi chuyến biển, dù là đánh bắt xa khơi hay ven bờ, họ chấp nhận đánh đổi cả sinh mạng của mình. Trước tình cảnh đó nên người mong được hỗ trợ để vươn khơi bám biển, sống với biển; người lại mong chuyển đổi để có cuộc sống ổn định hơn. Mỗi ngày nhìn theo con nước lớn ròng, vợ chồng anh Tư Liệt thầm tính toán: “Vợ chồng tôi ráng tích luỹ để sửa lại cái nhà, nếu có được hỗ trợ thì đầu tư thêm lú để làm. Chứ để ra được biển khơi chi phí đầu tư nhiều lắm. Bây giờ chỉ mong đảm bảo được cuộc sống, có căn nhà đúng nghĩa để che mưa nắng là mừng”.
Mỗi năm nguồn lợi từ biển ngày một cạn kiệt, sức người cũng hao mòn theo năm tháng, vậy mà với ngư dân vùng xã bãi ngang này, nghề biển vẫn là cái nghề cha truyền con nối. Giống như cha con ông Hai Lạc, nghề lại nối nghề qua 2 thế hệ: “Không làm biển cũng đâu biết làm gì khác, nhiều người đi lên mấy tỉnh ngoài lập nghiệp thấy còn bấp bênh hơn nên mình bám biển cho chắc. Mong sao mỗi chuyến biển sóng yên gió lặng là yên tâm”.
Dù không trúng lớn, tôm cá đầy khoang nhưng sau mỗi chuyến biển trở về, họ cảm nhận được cái tình, cái vị của đất, của người. Cái gánh nặng cơm áo, gạo, tiền vẫn là cái vòng luẩn quẩn của bà con nơi đây, nhưng mỗi lần ra biển dù lo lắng hồi hộp nhưng họ vẫn luôn hy vọng vào một điều gì đó tốt đẹp hơn vào tương lai./.
Kim Chi