Ninh Thuận gỡ vướng cho dự án cải tạo,ậngỡvướngchodựáncảitạonângcấpQuốclộca independiente nâng cấp Quốc lộ 27
Dự án cải tạo, nâng cấp các đoạn đường còn lại trên Quốc lộ 27 qua địa bàn tỉnh Ninh Thuận với tổng chiều dài 10,18 km, tổng mức đầu tư hơn 216 tỷ đồng vừa được khởi công vào đầu tháng 5/2021. Dự án dự kiến sẽ thi công và hoàn thành trong thời gian 12 tháng.
Tuy nhiên, theo nhận định của lãnh đạo Sở Giao thông Vận tảitỉnh Ninh Thuận, dự án sẽ khó thành công như dự kiến. Bởi, có không ít những vướng mắc liên quan đến giải phóng mặt bằngcũng như công tác di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật có liên quan đến dự án như điện, nước, cáp quang…
Theo ông Nguyễn Văn Hải, Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án 8 (Tổng cục đường bộ Việt Nam), dự án cải tạo, nâng cấp các đoạn đường còn lại trên Quốc lộ 27 qua địa bàn tỉnh Ninh Thuậndo Tổng cục Đường bộ Việt Nam làm chủ đầu tư với 3 gói thầu đầu tư cải tạo, nâng cấp gồm: Km 226 + 001,5 - Km 226 + 063,72 (phạm vi cầu Đá); Km 246 + 888,78 - Km 248 + 139,31; Km 252 + 632,93- Km 253 + 003,96; Km 254 + 849,55- Km 256 + 320,00; Km 257 + 320,00 - Km 260 + 566,64 và Km 261 + 877,66 - Km 266 + 145,73 thuộc địa bàn huyện Ninh Sơn và thành phố Phan Rang - Tháp Chàm với chiều rộng nền đường đạt tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng với 2 làn xe.
Riêng 3 gói thầu do 3 nhà thầu thi công, dự kiến sẽ thi công theo tiến độ, đến cuối tháng 4/2022 sẽ hoàn thành các gói thầu số 1 và số 3. Riêng gói thầu số 2, đoạn từ Km 257 + 320,00 - Km 260+ 556,64 (tiếp giáp nút giao cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo), dự kiến hoàn thành thi công vào cuối tháng 2/2022.
Mặc dù dự án được Ban Quản lý dự án 8 khởi công xây dựng công trình từ tháng 5 vừa qua, nhưng đến nay việc thu hồi đấtvà di dời công trình hạ tầng kỹ thuậttrong phạm vi dự án vẫn chưa được hoàn thành, gây ảnh hưởng đến tiến độ dự án.
Để thực hiện dự án, phạm vi thu hồi đất hơn 68.100 m2 của 293 hộ dân và 6 tổ chức; trong đó, đoạn qua địa bàn TP Phan Rang - Tháp Chàm là hơn 6.100 m2 của 38 hộ dân và 2 tổ chức; đoạn quan địa bàn huyện Ninh Sơn hơn 62.000 m2 của 255 hộ và 4 tổ chức.
Bên cạnh đó, trong phạm vi thực hiện dự án còn có các công trình hạ tầng kỹ thuật cần phải di dời ra khỏi phạm vi giải phóng mặt bằng. Hiện, trên toàn tuyến vướng 8.359m cáp quang các loại, 10.334m ống nước. 98 cột điện và 5 trạm biến áp.
Ban Quản lý dự án 8 cũng đã có văn bản gửi các đơn vị chủ quản công trình hạ tầng kỹ thuật về việc di dời các công trình nằm trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tại dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 27các đoạn còn lại trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận. Tuy nhiên, đến nay việc di dời các công trình hạ tầng vẫn chưa được các đơn vị chủ quản chủ động triển khai di dời.
Các nhà thầu thi công trên tuyến quốc lộ buộc phải hỗ trợ di dời cho các đơn vị chủ quản (cấp nước, cáp quang) bằng cách dùng máy xúc đào xuống để hở hệ thống cấp nước, cáp quang. Sau đó, nhân công bên đơn vị chủ quản tổ chức di dời và hạ xuống vị trí mới. Nhờ đó, đến thời điểm này đã di dời được 1.155 m cáp quang các loại, 1.754 ống nước ra khỏi phạm vi dự án.
Ông Nguyễn Văn Vinh, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải tỉnh Ninh Thuận cho biết, việc đầu tư xây dựng các đoạn còn lại của Quốc lộ 27không những góp phần hoàn chỉnh mạng lưới giao thông mà còn tạo thuận lợi đẩy mạnh phát triển các mặt kinh tế, văn hóa, xã hội, du lịch, an ninh quốc phòng cho các tỉnh Ninh Thuận, Lâm Đồng cũng như các tỉnh trong khu vực Tây Nguyên và vùng duyên hải miền Trung.
Do đó, để tạo điều kiện cho dự án hoàn thành đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng công trình, Sở Giao thông Vận tải tỉnh Ninh Thuận đã chỉ đạo các đơn vị liên quan phối hợp chặt chẽ với chính quyền và ngành chức năng của huyện Ninh Sơn và thành phố Phan Rang - Tháp Chàm tập trung đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng để chủ đầu tư sớm triển khai thi công dự án.
Ông Phan Tấn Cảnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận đánh giá, việc bồi thường, giải phóng mặt bằng dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 27 các đoạn còn lại thuộc địa phận tỉnh Ninh Thuận đã được UBND tỉnh quan tâm, tập trung chỉ đạo quyết liệt.
Đồng thời, tổ chức nhiều cuộc họp với các sở, ngành, địa phương, chủ đầu tư, đơn vị liên quan để xử lý tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và đã giao nhiệm vụ cụ thể cho hai địa phương có dự án đi qua.
Riêng UBND TP Phan Rang - Tháp Chàm đẩy nhanh tiến độ, bàn giao toàn bộ mặt bằng cho chủ đầu tư trong tháng 6/2021. UBND huyện Ninh Sơn cũng hoàn thành việc bàn giao toàn bộ mặt bằng cho chủ đầu tư chậm nhất đến tháng 9/2021. Nếu không hoàn thành đúng tiến độ theo quy định và cam kết thì lãnh đạo địa phương đó chịu trách nhiệm trước Tỉnh ủy, UBND tỉnh.
UBND tỉnh Ninh Thuận cũng yêu cầu hai địa phương có dự án chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ hoàn tất hồ sơ, thủ tục thu hồi đất và bồi thường, hỗ trợ theo quy định pháp luật. Cùng đó, chủ động phối hợp cùng chủ đầu tư và các đơn vị chủ quản công trình hạ tầng kỹ thuật quan tâm thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động, thuyết phục, giải thích bằng nhiều hình thức thích hợp để người dân đồng ý phương án bồi thường, nhận tiền bồi thường và bàn giao mặt bằng triển khai thi công dự án.
UBND tỉnh Ninh Thuận cũng yêu cầu các đơn vị chủ quản công trình hạ tầng kỹ thuật khẩn trương tổ chức di dời công trình bằng nguồn vốn của đơn vị để phục vụ thi công dự án đảm bảo tiến độ.
Thời gian hoàn thành việc di dời công trình chậm nhất đến ngày 30/6/2021 đối với công trình di dời nằm trong đoạn tuyến đã giải phóng mặt bằng xong trước đây và chậm nhất đến ngày 30/7/2021 đối với công trình di dời nằm trong đoạn tuyến đang thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng). Đơn vị nào thực hiện chậm trễ, lãnh đạo đơn vị đó chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh.