Động thái này diễn ra sau khi OPEC+ đánh giá triển vọng kinh tế thế giới đang từng bước phục hồi,ăngsảnlượngdầuTriểnvọngphụchồicủakinhtếthếgiớđội hình al-kholood club gặp al ittihad cũng như trước áp lực yêu cầu tăng sản lượng dầu của Mỹ. Kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát năm 2020, OPEC+ đã thực hiện cắt giảm sản lượng dầu với kỷ lục 10 triệu thùng mỗi ngày, khoảng 10% nhu cầu thế giới, do nhu cầu năng lượng toàn cầu giảm. Tuy nhiên, sau cuộc họp hồi tháng 7, tổ chức này đã đồng ý tăng sản lượng dầu thô hằng tháng bắt đầu từ tháng 8. Và trong cuộc họp trực tuyến diễn ra hôm 1-9 để đánh giá lại tình hình, OPEC+ đã nhất trí tăng sản lượng dầu thêm 400.000 thùng/ngày. Đây là một quyết định quan trọng vì OPEC+ chiếm khoảng 40% lượng dầu thô của thế giới. Thỏa thuận này sẽ giảm bớt áp lực nguồn cung và kiểm soát sự biến động giá cả trong bối cảnh nhu cầu tăng cao, đồng thời cũng sẽ giúp OPEC+ duy trì quyền kiểm soát thị trường dầu mỏ thế giới. Tổ chức này hiện đang đối mặt với hai mối đe dọa lớn, đó là khả năng thành công của các cuộc đàm phán giữa Mỹ và Iran để khôi phục thỏa thuận hạt nhân Iran và sản lượng dầu thô tăng từ các nhà sản xuất đá phiến của Mỹ. Cho đến nay, cả hai mối đe dọa này vẫn còn xa với thực tế do sản lượng dầu từ Mỹ bị hạn chế. Các công ty sản xuất đá phiến đang tập trung vào việc xóa nợ và tránh rót vốn mới vào các dự án dầu mỏ. Trong khi đó, các cuộc đàm phán giữa Iran, Mỹ và các quốc gia châu Âu để khôi phục thỏa thuận hạt nhân cũng đã vấp phải rào cản sau sự thay đổi về chính quyền ở Iran. Điều này đã làm tăng thêm mối lo ngại về việc Iran không quay trở lại thị trường dầu mỏ. Theo nhận định của Hãng tin Bloomberg, quyết định gia hạn sản lượng của OPEC+ là kịp thời vì nó sẽ vô hiệu hóa các mối đe dọa đang nổi lên và giữ nguyên ảnh hưởng của liên minh đối với thị trường dầu mỏ. Quan trọng hơn, động thái này sẽ khôi phục cân bằng nguồn cung - cầu trên thị trường dầu toàn cầu và giữ giá dầu ở mức ổn định. “OPEC+ đã hoàn thành mục tiêu loại bỏ dầu dư thừa khỏi thị trường toàn cầu và điều quan trọng là giữ cho thị trường cân bằng”, nhà đàm phán hàng đầu của Nga Alexander Novak khẳng định. Bên cạnh đó, OPEC+ cũng chịu áp lực về việc tăng sản lượng từ Mỹ. Hồi giữa tháng 8, chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden đã hối thúc OPEC và các đồng minh tăng sản lượng nhanh hơn khi dầu thô Brent được giao dịch trên 70 USD/thùng, gần với mức cao nhất trong nhiều năm, điều Washington coi là mối đe dọa đối với sự phục hồi kinh tế toàn cầu. Yêu cầu này cho thấy nền kinh tế số một thế giới đã sẵn sàng trong việc thu hút các nhà sản xuất dầu lớn trên thế giới để có thêm nguồn cung. Theo Hiệp hội Ô tô Mỹ, giá xăng tại Mỹ đang ở mức 3,18 USD/gallon (3,785l), tăng hơn 1 USD so với năm ngoái. Giá xăng dầu cao có khả năng ảnh hưởng đến sự phục hồi kinh tế của Mỹ và khiến người tiêu dùng lo ngại. Tổng thống Joe Biden coi việc phục hồi sau cuộc suy thoái kinh tế do đại dịch gây ra là ưu tiên hàng đầu đối với chính quyền của ông. Việc Nhà Trắng thúc đẩy điều tiết giá nhiên liệu phù hợp với nỗ lực bảo đảm vị trí dẫn đầu toàn cầu trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu. Đây là một phần lý do khiến Mỹ phải yêu cầu OPEC+ gia tăng sản lượng dầu trở lại. Với chính sách hiện tại là tăng sản lượng dầu từ từ, sự quản lý của liên minh OPEC+ đã hỗ trợ ngành dầu khí toàn cầu hồi sinh sau đại dịch và tránh được những gia tăng đột biến cản trở sự phục hồi của kinh tế thế giới./. Theo hanoimoi.com.vn |