Ngày 28/10,ânviênđườngsắtviphạmnồngđộcồnbịxửphạtđếntriệuđồlịch bongs đá Tổ công tác của Đội Kiểm tra, kiểm soát trật tự an toàn giao thông đường sắt (Cục CSGT) phát hiện 2 nhân viên gác chắn tại chắn đường ngang Ngọc Hồi (lý trình Km1312+815 tuyến đường sắt Thống Nhất, thuộc TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà) vi phạm nồng độ cồn.
Đáng nói, Tổ công tác phát hiện ông Đ.N.T. (SN 1974, nhân viên gác chắn) vi phạm nồng độ cồn ở mức 0,619 mg/L khí thở. Đây là mức vi phạm rất cao, gấp 1,5 lần mức vi phạm cao nhất được quy định tại Nghị định 100/NĐ-CP.
Cũng tại đây, Tổ công tác phát hiện ông N.T.G. (SN 1983, nhân viên gác chắn) vi phạm nồng độ cồn ở mức 0,103 mg/L khí thở.
Trước đó, ngày 5/10, tại Ga Phú Diễn, Hà Nội (Km 15+050 tuyến đường sắt Bắc Hồng - Văn Điển) Tổ công tác của Cục CSGT cũng phát hiện ông N.Đ.H. (SN 1973, nhân viên trực ban chạy tàu) vi phạm nồng độ cồn ở mức 0,290 mg/L khí thở.
Theo thống kê của Cục CSGT, tính từ đầu năm đến nay, lực lượng CSGT đã phát hiện, xử lý 156 trường hợp nhân viên đường sắt vi phạm nồng độ cồn.
Đại diện Cục CSGT cho biết, đường sắt là loại hình giao thông đặc biệt nên nếu nhân viên uống rượu bia có thể sẽ dẫn đến nguy cơ mất an toàn giao thông nghiêm trọng. Một lỗi vi phạm nhỏ của bất kỳ cá nhân nào cũng có thể dẫn tới thiệt hại lớn về người và tài sản.
Nhân viên đường sắt vi phạm nồng độ cồn bị xử lý thế nào?
Tại điều 35 của Luật Đường sắt quy định về chức danh nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu như sau: Trưởng tàu; lái tàu, phụ lái tàu; nhân viên điều độ chạy tàu tuyến, điều độ chạy tàu ga; trực ban chạy tàu ga; trưởng đồn; nhân viên gác ghi; nhân viên ghép nối đầu máy, toa xe; nhân viên tuần đường, cầu, hầm, gác hầm; nhân viên gác đường ngang, cầu chung...
Liên quan đến xử phạt nhân viên đường sắt (không bao gồm lái tàu, phụ lái tàu) vi phạm nồng độ cồn, tại điều 63 Nghị định 100/NĐ-CP quy định, phạt tiền từ 2- 4 triệu đồng với hành vi khi làm nhiệm vụ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.
Phạt từ 4 - 6 triệu đồng đối với hành vi khi làm nhiệm vụ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.
Phạt từ 6- 8 triệu đồng đối với hành vi khi làm nhiệm vụ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở. Hoặc không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn, chất kích thích khác mà pháp luật cấm sử dụng của người thi hành công vụ. Hay khi làm nhiệm vụ mà trong cơ thể có chất kích thích khác mà pháp luật cấm sử dụng.
Còn tại điều 66 của Nghị định 100/NĐ-CP, lái tàu và phụ lái tàu sẽ bị xử phạt 6- 8 triệu đồng khi làm nhiệm vụ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.
Phạt từ 16 triệu đồng đến 18 triệu đồng đối với hành vi khi làm nhiệm vụ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.
Với nồng độ cồn nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở. Hoặc không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn, chất kích thích khác mà pháp luật cấm sử dụng của người thi hành công vụ. Hay khi làm nhiệm vụ mà trong cơ thể có chất kích thích khác mà pháp luật cấm sử dụng thì lái tàu, phụ tàu sẽ bị xử phạt 30 - 40 triệu đồng.