您的当前位置:首页 > Cúp C1 > 【soi kèo melbourne city】Giai đoạn 2021 正文

【soi kèo melbourne city】Giai đoạn 2021

时间:2025-01-26 01:25:54 来源:网络整理 编辑:Cúp C1

核心提示

Đánh giá lại GDP sẽ đưa ra bức tranh kinh tế xác thực hơnĐánh giá lại GDP: Tránh để thước đo trở thà soi kèo melbourne city

giai doan 2021 2025 gdp vie t nam du bao tang truo ng 7namĐánh giá lại GDP sẽ đưa ra bức tranh kinh tế xác thực hơn
giai doan 2021 2025 gdp vie t nam du bao tang truo ng 7namĐánh giá lại GDP: Tránh để thước đo trở thành mục tiêu cho phát triển
giai doan 2021 2025 gdp vie t nam du bao tang truo ng 7namKinh tế 2020: Bệ phóng vững chắc từ năm 2019
giai doan 2021 2025 gdp vie t nam du bao tang truo ng 7nam
Hội thảo “Triển vọng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2021-2025: Cơ hội và thách thức từ các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới”. Ảnh: H.Dịu

Phát biểu tại hội thảo,đoạsoi kèo melbourne city TS. Trần Thị Hồng Minh, Giám đốc Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế – xã hội quốc gia, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, nghiên cứu của Trung tâm cho thấy, việc tham gia ký kết và thực hiện các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, đặc biệt là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) sẽ tác động sâu, rộng tới nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2021-2025.

EVFTA dự báo sẽ có tác động lớn hơn CPTPP do CPTPP đã có nhiều thành viên tham gia các hiệp định FTA khác với Việt Nam trước đó.

Hai hiệp định EVFTA và CPTPP có thể giúp GDP Việt Nam tăng thêm lần lượt 4,3% và 1,3% vào năm 2030. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU đến năm 2030 dự kiến tăng thêm khoảng 44,4%; xuất khẩu sang các nước trong CPTPP đến 2035 tăng 14,3%.

Ngoài ra, cũng theo bà Minh, tác động tích cực từ các hiệp định này còn có thể đến từ việc tạo sức ép cải thiện thể chế và môi trường kinh doanh, do đó kỳ vọng tạo ra những tác dộng tích cực trong trung và dài hạn.

Nhận xét về tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2016-2020, Trung tâm thông tin và Dự báo kinh tế – xã hội quốc cho rằng, mô hình tăng trưởng vẫn chưa có sự thay đổi rõ nét, vẫn trưởng vẫn chủ yếu phụ thuộc vào vốn (tỷ lệ vốn đầu tư/GDP vẫn ở mức cao, trung bình 33,5%), đóng góp của nhân tố vốn trong tăng trưởng vẫn chiếm tỷ lệ lớn (trên 55%). Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch quá nhanh sang khu vực dịch vụ trong khi nền tảng công nghiệp còn yếu. Công nghiệp hỗ trợ chậm phát triển, tính chất gia công còn lớn. Các ngành dịch vụ có giá trị gia tăng cao đóng góp còn thấp, chi phí dịch vụ logistic còn cao. Xuất khẩu vẫn phụ thuộc và nhóm hàng do doanh nghiệp FDI dẫn dắt. Kim ngạch xuất khẩu tăng nhưng hàm lượng nội địa trong xuất khẩu không tăng tương ứng.

Trên cơ sở đó, Trung tâm đã xây dựng 2 kịch bản dự báo tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2021-2025. Theo đó, với nhiều khả năng xảy ra hơn, tốc độ tăng trưởng GDP Việt Nam sẽ đạt khoảng 7%/năm trong giai đoạn 2021-2025; kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát ở mức 3,5-4,5%/năm. Năng suất lao động được cải thiện hơn với tốc độ tăng trưởng khoảng 6,3%năm.

Một kịch bản khác, nếu Việt Nam có thể tận dụng được công nghệ trong Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và thu hút đầu tư có sự cải thiện chất lượng, phát triển tốt nền tảng kinh tế hiện tại, có kỳ vọng GDP tăng trưởng 7,5%/năm.

Theo ông Trần Toàn Thắng, Trưởng ban, Ban Dự báo Kinh tế ngành và Doanh nghiệp, Trung tâm thông tin và dự báo kinh tế – xã hội quốc gia, Việt Nam có thể nhanh chóng cải thiện năng lực cạnh tranh ở quy mô thị trường, lao động, nhưng những chỉ số cốt lõi như hạ tầng, sáng tạo, mức độ sẵn sàng về công nghệ lại là những điều đáng lo ngại và cần có thời gian.

Vì thế, vị chuyên gia này khuyến nghị, 3 vấn đề cốt lõi trong thời gian tới là: Nâng cao năng lực nội tại của nền kinh tế; đổi mới mô hình tăng trưởng, thúc đẩy gia tăng các động lực tăng trưởng mới; tận dụng hiệu quả các cơ hội từ hội nhập quốc tế, từ xu thế phát triển khoa học công nghệ và cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Do vậy, cần đẩy nhanh quá trình cải cách thể chế và cải thiện môi trường; thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của khu vực tư nhân; thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và nâng cao năng suất lao động, tận dụng tối đa các lợi ích “bắt kịp” từ cách mạng công nghiệp lần thứ tư; phát triển công nghiệp chế biến chế tạo theo chiều sâu...