【kqbd hom nay viet nam】Để hàng Việt “lội ngược dòng” vào ASEAN

 人参与 | 时间:2025-01-11 06:31:28

de hang viet loi nguoc dong vao asean

Doanh nghiệp Việt Nam tham gia hội chợ thương mại tại Campuchia. Ảnh: S.T

Dần có chỗ đứng

10 năm gia nhập khu vực ASEAN,ĐểhàngViệtlộingượcdòngvàkqbd hom nay viet nam từ con số khiêm tốn 1 tỷ USD (năm 1995), kim ngạch XK của Việt Nam sang thị trường này đã tăng lên 18,3 tỷ USD (năm 2015) với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 17,1%. Trước năm 2010, DN Việt Nam XK chủ yếu sang ASEAN 2 nhóm mặt hàng chính là dầu thô và gạo (chiếm trên 50% tổng kim ngạch). Nhưng nay, cơ cấu mặt hàng XK sang ASEAN đã đa dạng hơn, ngoài dầu thô và gạo đã có thêm nhiều mặt hàng như điện thoại các loại và linh kiện; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; sắt thép các loại; máy móc thiết bị dụng cụ và phụ tùng; dệt may, giày dép, thủy sản, cà phê, cao su… Điều này cho thấy, các DN đã có sự quan tâm đến thị trường ASEAN.

Ông Phạm Tất Thắng, Viện Nghiên cứu Thương mại (Bộ Công Thương):

AEC hình thành tạo ra một thị trường đơn nhất và không gian sản xuất chung, lúc đó, có 2 vấn đề lớn được đặt ra. Trước tiên, cần tìm hiểu nhu cầu của thị trường hơn 600 triệu dân ở những vùng miền, quốc gia khác nhau họ có nhu cầu thế nào để có định hướng sản xuất cho nhu cầu đó. Nhưng dường như chúng ta chưa đặt ra vấn đề này và thực hiện một cách nghiêm túc. Ví dụ, chúng ta đã nghĩ tới việc sản xuất lương thực, thực phẩm cho người tiêu dùng Hồi giáo chưa? Để XK vào Indonesia, Malaysia, nghĩ tới XK mặt hàng gì cho những người theo Phật giáo hay chưa? Chính bởi vậy nên XK sang ASEAN chưa được như kỳ vọng.

Vấn đề thứ 2, không gian sản xuất chung đòi hỏi DN tham gia chuỗi sản xuất, giá trị gia tăng của ASEAN. Khâu này chúng ta càng yếu hơn nữa, chưa tìm được vị trí, chưa nghĩ đến tham gia vào chuỗi sản xuất của ASEAN. Đây là vấn đề cần điều chỉnh.

Có thể thấy, ASEAN là thị trường tiềm năng, có phong cách tiêu dùng, nhu cầu tiêu dùng rất khác nhau. Tuy nhiên, chúng ta lại chưa nghĩ đến mà chỉ mới tập trung vào các sản phẩm nông sản, tập trung bán cái mình có như XK sang Philippines, Indonesia mà chưa nghĩ đến các thị trường khác. Muốn XK sang ASEAN, phải nghiêm túc suy nghĩ đến việc họ cần gì, sản xuất hướng vào đối tượng nào. Hàng hóa Việt Nam có sự tương đồng lớn đối với các nước ASEAN, nếu mình cứ sản xuất thì càng khó khăn XK và cuối cùng dẫn tới chúng ta nhập siêu từ ASEAN.

DN bắt đầu đặt những “viên gạch” để làm nền móng cho việc tăng trưởng XK sang ASEAN bằng nhiều cách khác nhau như tham gia hội chợ, các đoàn xúc tiến thương mại, hay tự mò mẫm, chi tiền để đi tìm khách hàng, đối tác… Rất nhiều thương hiệu Việt đã dần quen thuộc với người tiêu dùng các nước xung quanh như cân Nhơn Hòa, bút bi Thiên Long, nước ngọt Bidrico hay tương ớt Cholimex… Ví dụ như thị trường Myanmar, một số DN Việt Nam đã có chỗ đứng như Công ty CP Bóng đèn Điện Quang, Công ty CP Bibica, Công ty CP nội thất Hòa Phát… Với thị trường Thái Lan, sản phẩm đồ gốm sứ, điện và dây cáp, bánh kẹo, dệt may… đã bước đầu thâm nhập thị trường tốt hơn.

Vốn chỉ quan tâm đến những thị trường XK “có tiếng” là Mỹ, EU trong suốt một thời gian dài, nhưng 5 năm trở lại đây, khi nhìn thấy “miếng bánh ngon” ASEAN thì Công ty gốm sứ mỹ nghệ XK Quang Vinh (Hà Nội) đã bắt đầu có sự quan tâm. Quốc gia mà Công ty này nhắm đến đầu tiên trong khu vực ASEAN là Lào. Dù còn khiêm tốn về dân số nhưng bà Hà Thị Vinh, Giám đốc Công ty gốm sứ mỹ nghệ XK Quang Vinh nhận thấy đây là thị trường tốt, có tiềm năng, đặc biệt là phù hợp với những sản phẩm do DN làm ra. Hiện tại, sản phẩm gốm sứ của DN này đã có mặt ở nhiều nơi của Lào, từ Vientian đến Luang Prabang.

“Nền móng” chưa chắc chắn

Mặc dù một số DN Việt Nam đã có những bước đi khá toàn diện để khai thác thị trường ASEAN bằng việc đầu tư trực tiếp, từ đó có thể chủ động phát triển các chuỗi giá trị trong nội khối và đón cơ hội từ AEC, qua đó có thể đẩy mạnh đưa hàng hóa, dịch vụ trong nước xâm nhập thị trường ASEAN nhưng cũng chưa hiệu quả. Bằng chứng là, trong quan hệ thương mại với ASEAN 5 năm vừa qua, Việt Nam luôn nhập siêu. Năm 2010 Việt Nam thâm hụt thương mại với ASEAN khoảng 6 tỷ USD, tỷ lệ nhập siêu là 57%; đến năm 2014 thâm hụt giảm xuống còn khoảng 4 tỷ USD, tỷ lệ nhập siêu là 20,3%; năm 2015 XK giảm so với 2014, kim ngạch ước tính đạt 20 tỷ USD, thâm hụt thương mại lại tăng lên ở mức trên 5 tỷ USD, tỷ lệ nhập siêu trên 30%.

Trên thực tế, XK của Việt Nam sang ASEAN 10 tháng đầu năm 2016 đã có dấu hiệu suy giảm. Trong khi XK của Việt Nam vào thị trường Trung Quốc tăng 23,9%, thị trường Mỹ tăng 15%, EU tăng 7,4%… thì XK sang thị trường ASEAN lại giảm tới 7,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong số 10 quốc gia ASEAN thì có tới 6 quốc gia giảm sút NK hàng hóa từ Việt Nam. Chỉ có 3 quốc gia hàng hóa Việt Nam XK sang tăng trưởng là Myanmar (21,1%), Philippines (13,8%) và Thái Lan (11,6%). Nguyên nhân của tình trạng này được Bộ Công Thương lý giải là do XK dầu thô giảm cả về lượng và trị giá.

Bổ sung thêm thông tin, Đỗ Quốc Hưng, Phó vụ trưởng Vụ Thị trường châu Á, Thái Bình Dương (Bộ Công Thương) cho hay, nền tảng XK vào ASEAN của các DN Việt Nam là “chưa chắc chắn”. Tuy AEC đã được hình thành cuối năm 2015, nhưng vẫn có những thách thức rất lớn đối với các sản phẩm XK của Việt Nam. Tỷ lệ bãi bỏ thuế quan ở các nước ASEAN-6 đến nay là 98% trong khi tỷ lệ này của Việt Nam, Lào và Myanmar là 91% và đang phấn đấu đạt tỷ lệ 98% vào năm 2018. Hơn nữa, ngay khi các nước ASEAN bãi bỏ hàng rào thuế quan đối với các sản phẩm XK của Việt Nam, một hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật lập tức được dựng lên để bảo vệ thị trường nội địa, đồng thời hạn chế XK của Việt Nam.

Ông Hưng cho biết, XK vào ASEAN của Việt Nam có dệt may, giày dép, phân bón, nông sản, thực phẩm, vật liệu xây dựng, nhưng hầu hết các DN đều bán hàng cho các nhà NK. Một số mặt hàng, dù thị trường có nhu cầu lớn, nhưng các DN Việt vẫn không có cơ hội tiếp cận và thường bị các nhà NK ép giá. “Vì lý do đó khiến nhiều sản phẩm có chất lượng tốt vẫn không tạo dựng được thương hiệu, nhất là khi các nhà NK sử dụng thương hiệu của công ty nội địa để bán hàng ra thị trường”, ông Hưng nhận định.

Bị cạnh tranh gay gắt

Ngoài những vấn đề đã được Bộ Công Thương nêu, phía DN còn chỉ ra một số khó khăn khi tiếp cận thị trường ASEAN. Đặc biệt, hàng Việt còn phải cạnh tranh gay gắt với hàng Thái Lan và Trung Quốc.

Là người trực tiếp đi sang đất Lào để tìm kiếm đối tác, ông Phạm Minh Hoàng, cán bộ phụ trách XNK Tổng công ty Thiết bị điện Đông Anh đã phải đi lại rất nhiều lần trong suốt 3 năm qua. Công sức mà DN bỏ ra cũng đã bước đầu thu về kết quả bằng những hợp đồng nho nhỏ, khoảng 1,5 triệu USD. Thế nhưng, DN phải cạnh tranh gay gắt với DN Thái Lan (do người Thái làm kỹ thuật, quản lý ngay tại thị trường Lào nên có sự am hiểu cũng như mối làm ăn nhất định- PV). Chính vì thế, DN này không thể là nguồn cung cấp thường xuyên cho khách hàng tại Lào, mà chỉ có thể “thế chân” DN Thái Lan khi thiết bị của họ có vấn đề. Nhìn thấy tiềm năng của thị trường Lào nhưng ông Hoàng cảm thấy “bất lực” bởi không có thông tin về thị trường, về đối tác.

Cùng chung ý kiến trên, đại diện một DN dệt may than thở: “Trên các trang mạng, thông tin về thị trường các nước ASEAN vẫn rất chung chung. Chúng tôi cần những thông tin chính thống và đầy đủ từ Bộ Công Thương về những thị trường này để không phải mò mẫm”. Một số DN khác cho biết, khi liên hệ với cơ quan tham tán thì các cán bộ phụ trách lại rất bận, không có nhiều thời gian để kết nối, chuẩn bị thông tin hỗ trợ DN.

Vẫn biết là có nhiều khó khăn khi thâm nhập thị trường ASEAN nhưng theo giới chuyên gia, đây là thị trường tiềm năng đối với Việt Nam. Do vậy, DN cũng như phía cơ quan chức năng cần lưu tâm nhiều hơn nữa đến thị trường này. Ông Đỗ Quốc Hưng cũng thẳng thắn thừa nhận, khi hội nhập AEC cũng đồng nghĩa với việc mở cửa cho hàng hóa khu vực này tràn vào nội địa. Do đó, hàng hóa của Việt Nam sẽ phải cạnh tranh gay gắt với hàng hóa của khu vực ASEAN và ngược lại hàng hóa XK sang khu vực này cũng gặp nhiều áp lực. Để nâng cao năng lực cạnh tranh, tận dụng cơ hội xuất khẩu vào thị trường ASEAN, các DN phải đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm và tỷ lệ nội địa hóa. Cùng với đó, DN cần tập trung xây dựng thương hiệu dựa trên chất lượng và giá trị gia tăng. Đồng thời, chú trọng xây dựng kênh phân phối tại thị trường XK và tăng cường nghiên cứu thị trường, xúc tiến thương mại nhằm khai thác triệt để các thị trường tiềm năng trong khu vực ASEAN.

Đối với vấn đề thông tin, ông Hưng cho hay, trong thời gian tới, những thông tin chính thức về thị trường các nước ASEAN sẽ được Bộ đăng tải trên các địa chỉ website của Bộ Công Thương. Cục Thương mại điện tử của Bộ cũng đã có hẳn một kênh thông tin tổng quan về các thị trường cũng như biểu thuế XNK để DN có thể liên hệ tìm hiểu thông tin.

Theo Bộ Công Thương, trong số các mặt hàng XK sang ASEAN, có 2 mặt hàng mà Việt Nam có nhiều lợi thế hơn cả là dệt may và phân bón. Sức ép cạnh tranh của ngành dệt may tại thị trường này cũng không quá cao do đối thủ chủ yếu là Thái Lan, Indonesia, Malaysia nhưng họ chủ yếu chỉ gia công và chưa có các thương hiệu lớn trên thị trường thế giới. Tuy nhiên, để tận dụng các lợi thế trên thì phải vượt qua được khó khăn lớn đó là nguồn gốc xuất xứ của nguyên liệu. Đối với ngành phân bón, trong khu vực ASEAN nổi lên là Campuchia, Lào, Myanmar và Thái Lan có nhu cầu rất lớn nhưng sản xuất không đủ dùng và phải NK với số lượng rất lớn. Đặc biệt, Campuchia và Myanmar phải nhập khẩu tới 90% nhu cầu trong nước và thuế NK phân bón của các nước này đang là 0%.

顶: 325踩: 1