当前位置:首页 > Nhà cái uy tín

【kêt quả bundesliga】Cơ chế tự chủ đối với đại học công lập: Hành lang pháp lý đồng bộ là điều kiện tiên quyết

dai

Các trường đại học công lập thực hiện tự chủ tài chính bị áp lực tăng thu do ngân sách giảm cấp kinh phí.

Vì vậy,ơchếtựchủđốivớiđạihọccônglậpHànhlangpháplýđồngbộlàđiềukiệntiênquyếkêt quả bundesliga cần sớm hoàn thiện chính sách đối với cơ chế này, vừa đảm bảo sự đồng bộ, thông thoáng, nhưng cũng cần có sự kiểm soát, giám sát chặt chẽ để tránh lạm dụng nguồn lực. Đây là các ý kiến được các đại biểu nêu ra tại hội thảo “Cơ chế tự chủ đối với các trường đại học công lập - Vấn đề đặt ra và vai trò của Kiểm toán Nhà nước”, do Kiểm toán Nhà nước (KTNN) tổ chức ngày 19/3/2019 tại Hà Nội.

Bộ lộ nhiều vướng mắc cần tháo gỡ

Phát biểu khai mạc hội thảo, GS. TS Đoàn Xuân Tiên - Phó Tổng KTNN cho biết, qua một thời gian thực hiện, cơ chế tự chủ đối với các trường đại học công lập đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo đã được nâng lên, áp lực chi ngân sách nhà nước cho lĩnh vực giáo dục đào tạo được giảm nhẹ.

Tuy vậy, cũng theo Phó Tổng KTNN, bên cạnh những kết quả đạt được, cơ chế tự chủ đối với các trường đại học công lập còn bộc lộ không ít những tồn tại, vướng mắc, như: Hệ thống các tiêu chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật chưa được ban hành kịp thời; quản lý tài chính ở đơn vị chưa thật hiệu quả, vẫn còn tình trạng trông chờ ỷ lại ngân sách nhà nước; chưa khuyến khích tăng mức độ tự đảm bảo nguồn kinh phí; hiệu quả sử dụng tài sản công chưa cao;... “Tất cả những tồn tại, hạn chế đó xuất phát từ việc thiếu một cơ chế tự chủ rõ ràng, tường minh đối với các trường đại học công lập” - GS. TS Đoàn Xuân Tiên nhấn mạnh.

Theo TS. Lê Đình Thăng - Kiểm toán trưởng KTNN chuyên ngành 3, các trường đại học công lập thực hiện tự chủ tài chính bị áp lực tăng thu do ngân sách giảm cấp kinh phí. Điều này dẫn đến tình trạng có một số trường đại học công lập thu vượt, thu sai quy định, lạm thu các khoản thu ngoài quy định. Mặt khác, một số trường còn dựa vào lợi thế ngành để tăng học phí và tăng chỉ tiêu tuyển sinh mà chưa chú trọng đúng mức đến nâng cao chất lượng đào tạo là mục đích chính của tự chủ đại học.

TS. Phạm Tất Thắng - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội cũng cho rằng, trong 3 cơ chế tự chủ (nhân sự, tài chính, chuyên môn) thì tự chủ tài chính là vấn đề xuyên suốt, kết nối tất cả các hoạt động của nhà trường. Tự chủ tài chính càng cao càng tạo ra sự “thông thoáng”, nên cần có sự tiết chế để nhìn lại các hoạt động của các nhà trường. Chính vì vậy, vai trò của KTNN trong vấn đề này là rất quan trọng.

Phát biểu tại hội thảo, PGS. TS. Phạm Xuân Hoan - Trưởng ban Kế hoạch – Tài chính, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) cũng cho hay, ĐHQGHN thực hiện thu học phí tuân thủ theo đúng quy định tại Nghị định 86/2015/NĐ-CP mà không thu thêm bất cứ khoản thu nào khác từ người học. Tuy nhiên, mức trần tại nghị định này tương đối thấp, đã tạo sức ép tài chính lớn cho nhà trường, trong khi trường vẫn phải đảm bảo chất lượng đào tạo cao.

Để giải quyết vấn đề trần học phí, ĐHQGHN đã tích cực chuyển đổi sang đào tạo chất lượng cao, thu học phí tương ứng theo Thông tư 23/2014/TT-BGDĐT. Tuy nhiên, thông tư này cũng chưa giải quyết được hết bất cập. “Thông tư đưa ra một số quy định cứng mang tính rào chắn kỹ thuật hạn chế việc chuyển từ đào tạo đại trà sang đào tạo chất lượng cao, mặc dù chất lượng đào tạo thực chất là cao. Bên cạnh đó, Thông tư 23 mới quy định áp dụng với trình độ đào tạo đại học, chưa đề cập tới trình độ đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ, trong khi đó, đây là phân khúc nhà trường tập trung đào tạo, nên tạo ra khó khăn khi chưa có quy định về thu học phí cao tương ứng” - ông Phạm Xuân Hoan lý giải.

Cần sớm hoàn thiện cơ chế chính sách

Tại hội thảo, nhiều đại biểu đều thống nhất cho rằng, cần tiếp tục hoàn thiện chính sách pháp luật về tự chủ đại học nhằm nâng cao nhận thức về cơ chế này và tạo điều kiện để các trường triển khai thực hiện tự chủ một cách thực chất, đồng bộ và thống nhất.

“Để thực hiện tốt tự chủ đại học, thì một hành lang pháp lý đầy đủ, thông thoáng, thống nhất, đồng bộ là điều kiện cần thiết và tiên quyết để giao tự chủ một cách đầy đủ, toàn diện cho các cơ sở giáo dục đại học, nhằm tăng tính chủ động, sáng tạo của nhà trường. Bên cạnh đó, cũng cần sự sẵn sàng đón nhận và chủ động đổi mới quản trị của các cơ sở giáo dục đại học”, TS. Phạm Tất Thắng cho hay.

Bên cạnh đó, cần tăng cường và phát huy vai trò của KTNN trong việc đánh giá toàn diện, tính hiệu lực, hiệu quả đối với cơ chế tự chủ đại học, nhất là tự chủ tài chính, để từ đó có đánh giá và kiến nghị sâu về thay đổi cơ chế, chính sách của Nhà nước.

Theo TS. Lê Đình Thăng, để thực hiện hiệu quả cơ chế tự chủ tại các trường đại học công lập, thì cần nhiều giải pháp đồng bộ, trong đó mở rộng quyền tự chủ, tự quyết định cho các trường để thu hút nguồn lực xã hội. Mặt khác, “cũng cần tăng cường kiểm tra kiểm soát để tránh lạm dụng nguồn lực công” - TS. Lê Đình Thăng cho biết thêm.

Duy Thái

分享到: