【kết quả giải pháp hôm nay】Kiểm soát chặt thị trường, tránh tăng giá “té nước theo mưa”

  发布时间:2025-01-11 02:04:27   作者:玩站小弟   我要评论
Nhiều hàng hóa thiết yếu tăng theo giá xăng dầuTrên thực tế, trong tháng 3 giá nhiên liệu thế giới t kết quả giải pháp hôm nay。

Nhiều hàng hóa thiết yếu tăng theo giá xăng dầu

Trên thực tế,ểmsoátchặtthịtrườngtránhtănggiáténướctheomưkết quả giải pháp hôm nay trong tháng 3 giá nhiên liệu thế giới tăng, cộng thêm giá các loại hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng thiết yếu “ăn theo” giá nguyên liệu đầu vào và giá xăng dầu, là những nguyên nhân chính khiến CPI tháng 3 tăng 0,7% so với tháng 2. Chỉ số giá nhóm giao thông tăng tới 4,8%, ảnh hưởng từ việc giá xăng, dầu trong nước tăng trên 13%.

Kiểm soát chặt thị trường, tránh tăng giá “té nước theo mưa”

Trong quý I/2022, giá xăng dầu tổng cộng đã điều chỉnh 7 đợt, theo đó giá xăng A95 tăng 5.900 đồng/lít; giá xăng E5 tăng 5.780 đồng/lít và giá dầu diezen tăng 6.060 đồng/lít. Như vậy, bình quân quý I, giá xăng dầu trong nước tăng gần 49% so với cùng kỳ và tác động làm CPI chung tăng 1,76 điểm phần trăm.

Do xăng dầu là mặt hàng đầu vào của nền kinh tế, nên giá cả nhiều mặt hàng khác cũng đã tăng theo. Những doanh nghiệp chưa điều chỉnh giá hiện đang đề xuất tăng giá tại hệ thống siêu thị đối với các mặt hàng thịt, trứng, rau quả… do chi phí vận chuyển tăng.

Dự báo, thời điểm từ tháng 4/2022, giá nhiều mặt hàng sẽ thay đổi rõ theo chiều hướng tăng. Bởi tại nhiều chuỗi siêu thị đã cam kết thực hiện bình ổn giá từ thời điểm trước và sau Tết Nguyên đán (đến tháng 3/2022). Do vậy, các doanh nghiệp sẽ điều chỉnh giá vào đầu tháng 4. Theo ghi nhận từ Sở Tài chính TP. Hồ Chí Minh, các doanh nghiệp chủ yếu đề xuất tăng giá các mặt hàng thịt gia súc, gia cầm, trứng gia cầm. Cụ thể, thịt gia súc tăng 2-3%; thịt gia cầm tăng 6-12%; trứng gia cầm tăng 6-8%.

Tại Hà Nội, giá cả nhiều mặt hàng như rau củ quả đã tăng mạnh; các mặt hàng thịt cũng tăng 20.000 - 30.000 đồng/kg. Cụ thể, giá cà chua từ 10.000 đồng/kg lên 18.000 - 20.000 đồng/kg; dứa quả từ 8.000 đồng/quả lên 11.000 đồng/quả; bắp cải từ 6.000 đồng đến 8.000 đồng/kg lên 15.000 đồng/kg; cải xoong từ 10.000 đồng lên 15.000 đồng/mớ. Rau ngót, rau cải cũng đã tăng từ 3.000 - 4.000 đồng/mớ và được bán 8.000 - 10.000 đồng/mớ.

Ngoài các mặt hàng rau xanh, giá thịt lợn, cá, tôm cũng tăng nhẹ. Thịt nạc vai lên tới 150.000 đồng/kg, tăng 20.000 đồng/kg; nạc mông từ 100.000 đồng/kg lên 120.000 đồng/kg; thịt sấn từ 100.000 đồng/kg tăng lên 110.000 đồng…

Không thể tăng “sốc” với lý do giá vận chuyển tăng

Theo nhận định của Tổng cục Thống kê, với chỉ số GDP khởi sắc tăng 5,03% trong quý I/2022, dự báo trong thời gian tới, kinh tế tiếp tục đà tăng trưởng trong điều kiện bình thường mới. Điều lo lắng là hiện nay giá một số hàng hóa tăng theo giá thế giới, tạo áp lực lớn lên mặt bằng giá trong nước.

Về cơ bản, tình trạng “té nước theo mưa” sẽ không có cơ hội nếu như các cơ quan chức năng kiểm tra, giám sát mạnh hơn. Tại các siêu thị, giá cả cơ bản bình ổn, hàng hóa được bán theo giá niêm yết công khai và người dân được hưởng lợi từ việc giảm thuế giá trị gia tăng 2%.

Trả lời báo chí, chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong cho rằng, giá xăng tăng mạnh nhưng tác động của nó tới giá hàng hóa tiêu dùng, chỉ số CPI thực tế không nhanh và lớn như vậy. Trong khi đó, nhiều mặt hàng tiêu dùng đã tăng quá mức so với tốc độ tăng của giá của một số nguyên liệu đầu vào. Đáng chú ý, hiện nay do ảnh hưởng của dịch bệnh, sức mua của người dân không cao, hàng hóa dồi dào, giá rau củ quả đang vào mùa, thời tiết thuận lợi, thì không thể tăng “sốc” với lý do giá vận chuyển tăng.

Ở thời điểm trước Tết Nguyên đán, chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú đã cảnh báo, việc giá nhiều dịch vụ, hàng hóa tăng. Đến nay, khi giá xăng dầu tăng, đi chợ đến mớ rau cũng tăng vài nghìn đồng. Ông cho rằng, các cơ quan chức năng cần vào cuộc, tăng cường thanh tra, kiểm tra, tránh để người dân bị “móc túi”, nhất là thời điểm vẫn còn nhiều khó khăn này.

Chính vì thế, nhiều ý kiến cho rằng, các ngành chức năng cần tổ chức các điểm bình ổn giá tại các khu đông dân cư, khu công nghiệp, đảm bảo kiểm soát thị trường. Bên cạnh việc điều hành linh hoạt, sử dụng nhiều công cụ để giảm đà tăng giá của xăng dầu, các cơ quan chức năng cần đẩy mạnh kiểm tra, kiểm soát thị trường, xử lý nghiêm hiện tượng găm hàng, tăng giá bất hợp lý gây lũng đoạn thị trường.

Thời gian qua, để chủ động ứng phó với những thách thức trước áp lực lạm phát gia tăng, Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt các bộ, ngành, địa phương thực hiện đồng bộ các giải pháp bình ổn giá, hạn chế những tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế - xã hội. Trong các giải pháp thực hiện kiểm soát lạm phát từ nay đến cuối năm, Bộ Tài chính cho biết sẽ chủ động triển khai các giải pháp đã đề ra đối với từng mặt hàng để ổn định mặt bằng giá cả thị trường; tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh để chuẩn bị đầy đủ nguồn cung hàng hóa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, tạo thuận lợi cho quá trình lưu thông, phân phối hàng hóa, dịch vụ. Trong trường hợp có biến động lớn về giá, căn cứ quy định tại Luật Giá để đề xuất và tổ chức triển khai các biện pháp bình ổn giá phù hợp.

Điều hành giá vẫn nhịp nhàng, linh hoạt

Theo Bộ Tài chính, giá xăng dầu tăng cao, việc kiểm soát chặt chẽ các mặt hàng chịu tác động từ giá xăng dầu là rất cần thiết để kịp thời xử lý tình trạng lợi dụng tăng giá bất hợp lý. Những phương án cụ thể cho giá xăng dầu đã được tính toán. Trước bối cảnh giá xăng dầu tăng cao, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái - Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá đã có cuộc họp với các bộ, ngành, để bàn giải pháp và lên kịch bản cho từng loại hàng hóa, dịch vụ thiết yếu có thể tác động lên chỉ số CPI.

相关文章

最新评论