Với nhiều nỗ lực,ộivcuộcsốkết quả trận monchengladbach năm 2019 ngành lao động - thương binh và xã hội đã đạt nhiều kết quả đáng phấn khởi, góp phần quan trọng trong các hoạt động vì an sinh xã hội, vì cuộc sống Nhân dân.
Chăm lo trẻ em, đối tượng bảo trợ xã hội luôn được quan tâm thực hiện.
Đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm
Theo ông Hồng Xuân Bình, Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, năm 2019 toàn tỉnh có 9.450 người được đào tạo nghề, đạt 145,4% so với kế hoạch. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 55,68% tăng 6,5% so với cùng kỳ. Năm 2019, tỉnh chỉ mở những lớp đào tạo nghề khi xác định địa chỉ đầu ra, hoặc doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm.
Nhờ được học nghề may công nghiệp rồi vào làm ở Công ty TNHH May mặc Phú Ngọc, chị Trần Thị Phê, ở ấp Nhơn Phú 2, xã Nhơn Nghĩa A, huyện Châu Thành A đã có thêm thu nhập cho gia đình. Mỗi ngày, cứ 6 giờ sáng thì chị đến xưởng may đặt tại Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Châu Thành A để làm, đến 5 giờ chiều thì về nhà. Bình quân mỗi tháng chị cũng kiếm được khoảng 4,5 triệu đồng, nếu tăng ca thì thu nhập sẽ tăng thêm. Nhờ công việc này, cuộc sống gia đình chị đỡ vất vả hơn. Chị Phê cho biết: “Có công việc gần nhà, phụ nữ nông thôn chúng tôi mừng lắm, bởi vừa có thể kiếm tiền vừa lo được chuyện gia đình và con cái. Công ty còn tham gia đầy đủ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế người lao động chúng tôi cũng yên tâm gắn bó”.
Chị Phê chỉ là một trong số hàng nghìn lao động trên địa bàn tỉnh được học nghề gắn với giải quyết việc làm. Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh đã khai giảng 171 lớp đào tạo nghề. Trong đó, có 61 lớp nghề nông nghiệp và 110 lớp nghề phi nông nghiệp. Đặc biệt, trong năm nay, tỉnh đã ký hợp đồng với các công ty, doanh nghiệp để tạo việc làm cho người lao động sau học nghề như Công ty May Nhật Thành, Công ty TNHH May mặc Phương Thảo, Công ty TNHH Lạc Tỷ II, Hợp tác xã Thanh Tú, Hợp tác xã Kim Ngân... Việc ký kết với các doanh nghiệp không chỉ giúp người lao động yên tâm học nghề, bởi có được việc làm và thu nhập ổn định, mà đây còn là một trong những kênh giảm nghèo hiệu quả.
Theo ông Hồ Văn Út, Giám đốc Hợp tác xã Kim Ngân, từ đầu năm đến nay, hợp tác xã đã mở 27 lớp đào tạo nghề đan lục bình, đan dây nhựa cho lao động nông thôn. Sau khi khóa học kết thúc, sản phẩm của học viên sẽ được hợp tác xã thu mua. Hợp tác xã đang tạo việc làm thường xuyên cho trên 2.000 lao động, với mức thu nhập từ 2 đến 4 triệu đồng/tháng. Để tạo đầu ra cho sản phẩm, chúng tôi đã ký hợp đồng với nhiều công ty, doanh nghiệp, nên sản phẩm được tiêu thụ quanh năm, không lo ngại vấn đề tồn đọng.
Đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm là hướng đi đúng đắn, không chỉ giúp người lao động có được việc làm, mà còn giúp doanh nghiệp tuyển dụng được lao động có tay nghề, đáp ứng yêu cầu của công việc.
Quan tâm công tác an sinh xã hội
Thời gian qua, tỉnh đã thực hiện đầy đủ các chính sách ưu đãi dành cho gia đình chính sách như điều dưỡng, cấp phát thẻ bảo hiểm y tế, đào tạo nghề, miễn giảm học phí cho con em gia đình chính sách… Theo ông Lê Văn Nghị, ở ấp 2, xã Vĩnh Trung, huyện Vị Thủy, vợ chồng ông đều là thương binh. Những năm qua, gia đình ông đã hưởng đầy đủ các chính sách, chế độ chăm lo của Đảng, Nhà nước và sự quan tâm của chính quyền địa phương. “Năm 2000, gia đình được hỗ trợ nhà tình nghĩa vững chãi, tôi rất vui mừng, phấn khởi. Sau đó, chúng tôi tiếp tục được hỗ trợ sửa chữa. Được sống trong căn nhà mới đong đầy tình nghĩa là động lực để mỗi thành viên trong gia đình phấn đấu vươn lên phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống”, ông Nghị chia sẻ.
Huyện Vị Thủy có 2.114 gia đình chính sách. Hàng năm, địa phương đều chi trả kịp thời chế độ chính sách cho các gia đình được thụ hưởng và tổ chức thăm hỏi động viên vào các dịp lễ, tết. Tích cực chăm lo nhà ở cho các đối tượng chính sách. Nhờ những nỗ lực trong công tác đền ơn đáp nghĩa, đời sống, vật chất và tinh thần của người có công, gia đình chính sách được nâng lên, nhà ở khang trang, góp phần động viên, giúp họ vượt qua khó khăn, xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Đối với các Mẹ Việt Nam anh hùng, những người mẹ đã hy sinh hạnh phúc riêng tư, âm thầm tiễn chồng, tiễn con ra trận năm xưa thì nay luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt. Toàn tỉnh hiện còn 114 Mẹ Việt Nam anh hùng còn sống. Các mẹ đều được các ngành, các cấp nhận chăm lo, phụng dưỡng chu đáo, xem đây là nghĩa vụ, là bổn phận để các mẹ an lòng. Ông Nguyễn Quốc Cường, Giám đốc Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Vị Thủy, cho biết: “Đơn vị nhận phụng dưỡng Mẹ Việt Nam anh hùng Trần Thị Tròn, ở xã Vị Thắng, huyện Vị Thủy. Hàng tháng, ngoài đến thăm hỏi sức khỏe của mẹ, cán bộ, công nhân viên ở đây đóng góp lại để trao tặng mẹ phần quà. Việc làm này thể hiện tấm lòng, sự biết ơn sâu sắc của thế hệ hôm nay với những gia đình chính sách, thân nhân liệt sĩ đã có nhiều đóng góp cho sự nghiệp đấu tranh, để giải phóng dân tộc”.
Với chức năng, nhiệm vụ của mình, ngành còn làm tốt công tác chăm lo đối tượng bảo trợ xã hội, góp phần nâng cao đời sống người dân. Theo bà Đỗ Thị Ngọc Trúc, Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Phụng Hiệp, toàn huyện có trên 7.500 đối tượng bảo trợ xã hội. Ngoài được trợ cấp hàng tháng, địa phương cũng vận động xã hội hóa, để trao tặng nhiều phần quà đến các đối tượng. Khi nghe có đối tượng khó khăn cần giúp đỡ, cán bộ đã đến trực tiếp tận gia đình xác minh nhằm thực hiện tốt các chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội tại cộng đồng.
Ngành lao động - thương binh và xã hội đã, đang và sẽ thực hiện tốt công tác an sinh xã hội, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân về vật chất lẫn tinh thần. Từ đó, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà…
Theo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh đã giải quyết việc làm và tạo việc làm mới cho 17.950 lao động, đạt 119,6% kế hoạch năm. Trong đó, có 121 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, đạt 134,4% chỉ tiêu năm. Tiếp nhận mới 2.925 hồ sơ các loại và đã xét giải quyết 2.829 hồ sơ (đạt 2.163 hồ sơ, không đạt 666 hồ sơ), còn lại 96 hồ sơ đang tiếp tục xem xét, giải quyết. Phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức các hoạt động chăm lo cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nhân dịp Tháng hành động vì trẻ em, Tết Trung thu và Ngày Toàn dân đưa trẻ đến trường… trao 350 suất học bổng, 43.760 phần quà cho trẻ em với tổng số tiền trên 2,5 tỉ đồng… |
Bài, ảnh: BÍCH CHÂU