Ngày 7-3,ễtraogiảithưởngHồChMinhgiảithưởngNhnướcvềvănhọcnghệthuậxem tỷ số đức Bộ VH-TT-DL đã gửi thông báo tới cơ quan thông tấn báo chí cho biết lễ trao giải thưởng Hồ Chí Minh và giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật tổ chức ngày 11-3 tại Nhà hát Lớn Hà Nội sẽ không diễn ra như dự kiến mà sẽ lùi lại tới thời gian thích hợp hơn.
Theo quyết định ngày 5-1-2017, Chủ tịch nước đã ký Quyết định trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh cho 10 tác giả, cố tác giả về văn học- nghệ thuật lĩnh vực Sân khấu, Âm nhạc, Kiến trúc, Múa, Văn nghệ dân gian, Văn học, Điện ảnh, Nhiếp ảnh, Mỹ thuật. Theo đó 10 tác giả và cố tác giả được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh gồm GS.TS, NSND Lê Ngọc Canh, NSND Chu Thúy Quỳnh, TS Trần Đình Ngôn, nhà nghiên cứu sân khấu Mịch Quang, GS. NGND Trọng Bằng, TS Doãn Nho, PGS Chu Minh, nhạc sĩ Hoàng Hà, nhà văn Nguyễn Xuân Thiều và nhà văn Trần Hữu Mai. Cùng đó, Chủ tịch nước cũng ký quyết định trao Giải thưởng Nhà nước cho 56 tác giả, đồng tác giả và 11 cố tác giả có đóng góp xuất sắc cho nền văn học, nghệ thuật nước nhà như NSND, đạo diễn Nhuệ Giang; nhà thơ Trần Quang Quý; nhà viết kịch Chu Thơm; Nguyễn Đăng Chương (Cục trưởng Nghệ thuật biểu diễn); nhà văn Dương Hướng…
Tuy nhiên, ngay sau khi danh sách này được công bố đã ngay lập tức xuất hiện nhiều dư luận bởi lần đầu tiên danh sách bị gạt lại chiếm tới 1/3 số hồ sơ được đưa lên trình xét tặng. Có lẽ chưa lần xét tặng nào số hồ sơ sau khi đã lọt qua ba vòng xét là hội đồng cấp sơ sở, hội đồng chuyên ngành và hội đồng cấp Nhà nước lại bị để lại nhiều như vậy. Phần xét tặng giải thưởng Hồ Chí Minh có 8 trường hợp và giải thưởng Nhà nước có 31 hồ sơ. Nhìn vào danh sách những hồ sơ bị để lại rất nhiều tên tuổi nổi tiếng với những tác phẩm đã đi vào lòng công chúng như Gửi em ở cuối sông Hồng, Con gái mẹ đã thành chiến sĩ , Vầng trăng Ba Đình… của nhạc sĩ Thuận Yến; hay chùm ảnh Những khoảnh khắc để lại của cố tác giả Lương Nghĩa Dũng…
Ông Phùng Huy Cẩn- Vụ trưởng Vụ Thi đua- Khen thưởng (Bộ VH-TT-DL) cho biết: Khúc mắc ở đây chính là tiêu chí giải thưởng. Trong Nghị định 90, Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học, nghệ thuật và Giải thưởng Nhà nước có tiêu chí đòi hỏi tác phẩm phải có giải thưởng. Hai nhà thơ Xuân Quỳnh và Thu Bồn Tiếp đó, ngày 14-2, Bộ trưởng Bộ VH-TT-DL Nguyễn Ngọc Thiện đã có tờ trình gửi Thủ tướng Chính phủ đề nghị xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học, nghệ thuật cho 2 nhà thơ Xuân Quỳnh và Thu Bồn. Ngày 7-3, Bộ VH-TT-DL cho biết vừa có tờ trình gửi Thủ tướng Chính phủ đề nghị xét tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật đối với cụm tác phẩm của nhạc sĩ Thuận Yến.
Tờ trình ghi rõ ngày 2-3-2017, Hội Nhạc sỹ Việt Nam đã bổ sung Giấy chứng nhận Giải thưởng cho tác giả Đoàn Hữu Công (Thuận Yến). Như vậy tác giả Đoàn Hữu Công (Thuận Yến) đủ điều kiện theo quy định. Do đó, Bộ VH-TT-DL kính trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, trình Chủ tịch nước xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật cho tác giả Đoàn Hữu Công (Thuận Yến) có cụm tác phẩm đủ điều kiện tiêu chuẩn và tỷ lệ phiếu bầu đồng ý từ 90% trở lên của tổng số thành viên Hội đồng cấp Nhà nước. Cụm tác phẩm của nhạc sỹ Thuận Yến được đề nghị xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh: Ca khúc Vầng trăng Ba Đình, Người về thăm quê, Gửi em ở cuối sông Hồng, Con gái mẹ đã thành chiến sĩ và Chia tay hoàng hôn.
Cùng đó, do các hội chuyên ngành là Hội Nhạc sĩ Việt Nam, hội Nhà văn Việt Nam, Hội Sân khấu Việt Nam, Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam bổ sung một số giấy chứng nhận giải thưởng vì thế trong dịp này Bộ VH-TT-DL tiếp tục làm tờ trình xét tặng giải thưởng Nhà nước trong lĩnh vực VHNT đối với tác phẩm, công trình, cụm tác phẩm, công trình của 8 tác giả khác là tác giả Trần Lâm Biền (Trần Lâm, Tuệ Lâm), Trần Viết Bính (Trần Việt), Nguyễn Thành Đại (Từ Lương), Nguyễn Thị Tài Hồng (Lê Minh), Phạm Vũ La (Hoàng Luyện), Hoàng Anh Nhân, Ngô Đức Thịnh, Nguyễn Văn Vinh (Quang Vinh). Theo thông báo của Bộ VH-TT-DL gửi tới báo chí chỉ ghi rằng: “Do có sự thay đổi đột xuất, buổi Lễ trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về văn học, nghệ thuật năm 2017 diễn ra lúc 8g30 ngày 11-3-2017 tại Nhà hát Lớn Hà Nội sẽ bị hoãn…”. Nhiều người cho rằng việc lùi thời gian trao giải là hợp lý bởi như vậy các đơn vị chức năng sẽ có nhiều thời gian hơn trong việc thẩm định lại những hồ sơ vừa được trình lại đảm bảo tính công bằng, nghiêm túc của giải thưởng. Theo MAI AN/SGGP |