Theo ông Bình, toàn thành phố có 12.834 địa chỉ, với hơn 244.184.500m² thuộc sở hữu nhà nước đã được thống kê và đề xuất phương án xử lý. Kết quả chỉ mới xử lý 625 địa chỉ, thu nộp ngân sách gần 10.798 tỷ đồng.
Theo ông Bình, với khối lượng nhà đất thuộc sở hữu nhà nước nêu trên rất lớn, nếu được khai thác hiệu quả sẽ tạo ra nguồn vốn lớn đầu tư cho cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế.
Ngoài ra, mức giá cho thuê các địa chỉ nhà đất hiện đang áp dụng mỗi quận huyện đang khác nhau. Chẳng hạn, ở Thủ Đức cho thuê theo giá thị trường, Tân Bình lại cho thuê theo giá từ chục năm trước, dẫn tới lãng phí lớn. Từ thực tế này, ông Bình kiến nghị, trong thời gian tới tập trung các giải pháp, đồng bộ cách quản lý, tránh lãnh phí, thất thoát ngân sách nhà nước.
Liên quan vấn đề này, Nghị quyết 54 của Quốc hội về cơ chế, chính sách đặc thù cho TP.HCM đã tăng thẩm quyền quản lý tài chính ngân sách cho TP.HCM. Theo đó, ngân sách thành phố được hưởng 50% khoản thu tiền sử dụng đất khi bán tài sản công gắn với tài sản trên đất theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, để đầu tư hạ tầng kinh tế - xã hội.
Theo đó, ông Cao Thanh Bình đề nghị UBND TP.HCM cần có giải pháp tăng cường quản lý, kê khai đầy đủ và xử lý minh bạch, công khai nhằm tạo nguồn thu cho đầu tư, phát triển TP.HCM.
- U23 Việt Nam: Điều ông Troussier trông chờ ở U23 Đông Nam Á
- Thủ tướng nêu 5 bài học kinh nghiệm quan trọng sau siêu bão Yagi
- PM asks mathematics institute to apply technologies to boost production
- Bộ Tài nguyên và Môi trường đang xây dựng lộ trình thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia
- Nâng cao nhận thức về an toàn giao thông
- Kết quả bóng đá Incheon 3
- Cảnh giác “chiêu trò” trục lợi “kêu gọi từ thiện” từ vụ cháy chung cư mini
- Kết quả bóng đá hôm nay 19/8
- Tổng cục trưởng Hải quan: Thông tin cho báo chí phải chủ động và không phiến diện
- Dòng vốn ngoại có nhiều cơ hội đảo chiều trong năm 2024