Ông Mahmut Sahin sống ở thị trấn Elmshorn,ònđárơitrúngnhàngườiđànôngmừngnhưtrúngsốtỉ số ac bang Schleswig-Holstein (Đức) đang ngồi uống cà phê trước hiên nhà cùng vợ và con gái thì đột nhiên nghe thấy tiếng động lớn.
Hai người chạy ra kiểm tra thì phát hiện một tảng đá lớn rơi từ trên trời xuống, tạo nên cái hố trong sân vườn. Khói bốc lên nghi ngút từ cái hố.
Họ lập tức gọi đội cứu hỏa tới vì cho rằng khu nhà của mình bị rò rỉ khí ga. Tuy nhiên, khi đội cứu hỏa đến nơi, họ nhận định không phải do khí ga hay phản ứng hóa học nào cả.
"Ban đầu, chúng tôi gọi cứu hỏa vì nghĩ rằng cái hố trong vườn xuất hiện do rò rỉ khí gas hoặc phản ứng hóa học. Chính con gái tôi đã nảy ra ý tưởng thử nghiệm bằng nam châm", ông Mahmut nói.
Cô con gái mê khoa học của ông nhớ ra rằng các thiên thạch có từ tính nên đề nghị dùng nam châm để thử.
Kết quả là cục nam châm bị hút vào hòn đá. Lúc này, ông Mahmut nhận ra có thể hòn đá rơi trúng nhà mình là một vật báu.
Các chuyên gia của Trung tâm Hàng không vũ trụ Đức (DLR) đã kiểm định và nhận định hòn đá này thực sự là một thiên thạch.
Carsten Jonas, 57 tuổi, từ nhóm làm việc về thiên thạch, chuyên điều tra các hiện tượng không gian, cho biết thiên thạch này có niên đại khoảng 4,5 tỷ năm. Nó có thể đã từng nặng hơn 100kg khi còn ở trong không gian.
Ông nói: "Đây là thiên thạch lớn nhất từng rơi xuống Schleswig-Holstein. Thiên thạch đến từ vành đai tiểu hành tinh giữa sao Hỏa và sao Mộc. Nó đã di chuyển khoảng vài triệu kilomet để tới Trái Đất. Điều đặc biệt là thiên thạch rơi xuống khu vực có người ở và quan sát được nó".
Sau khi thông tin trên được công bố, gia đình ông Mahmut Sahin nhận được rất nhiều lời đề nghị mua lại hòn đá từ khắp nơi trên thế giới. Đã có người đề nghị trả hơn 5 tỷ đồng để mua hòn đá này. Các viện bảo tàng cũng liên hệ với mong muốn đưa thiên thạch tới trưng bày.
"Chúng tôi đã nhận được những lời đề nghị qua điện thoại, gặp trực tiếp ở Đức và các nước khác như Mỹ. Chúng tôi cần thời gian để suy nghĩ thêm. Điều quan trọng là chúng tôi muốn nhiều người có thể chiêm ngưỡng thiên thạch. Có thể chúng tôi sẽ gửi đến viện bảo tàng", ông cho biết.