Đây cũng là nội dung chính của hội thảo tham gia ý kiến dự thảo thông tư sửa đổi,ẽthốngnhấtgiádịchvụkhámchữabệnhBHYTbệnhviệnđồnghạbóng đá anh tối nay bổ sung một số điều của Thông tư liên tịch số 37/2015/TTLT-BYT-BTC, do Vụ Kế hoạch Tài chính (Bộ Y tế) tổ chức, chiều ngày 24/4 tại Hà Nội.
Tính giá dịch vụ y tế theo giá thị trường
Theo đánh giá của Thứ trưởng Bộ Y tế Phạm Lê Tuấn, quy định của Chính phủ, giá dịch vụ công nói chung và giá dịch vụ y tế nói riêng sẽ bao gồm 4 yếu tố: Chi phí trực tiếp, tiền lương, chi phí quản lý, khấu hao tài sản. Cũng theo lộ trình cụ thể của Nghị định 85/2012/NĐ-CP và Nghị định 16/2015/NĐ-CP của Chính phủ: Đến năm 2016 giá tính đủ chi phí trực tiếp và tiền lương; đến năm 2018 tính chi phí quản lý và đến năm 2020 sẽ tính đủ bao gồm cả phần khấu hao.
Thứ trưởng Phạm Lê Tuấn cho biết, trong quá trình triển khai thực tiễn áp dụng mức giá mới, Chính phủ cũng đã có chỉ đạo ngành Y tế thực hiện thận trọng từng bước, có lộ trình; không thực hiện đồng loạt trên cả nước ở tất cả các tỉnh, thành phố nên đã vừa điều chỉnh được giá nhưng vẫn đảm bảo được mục tiêu ổn định kiềm chế lạm phát cho nền kinh tế vĩ mô; không gây xáo trộn, thúc đẩy lộ trình BHYT toàn dân.
Theo đó, thực hiện mức giá có tiền lương tại Thông tư 37 phải chia làm 5 đợt (tháng 8/2016: 16 tỉnh, tháng 10/2016: 16 tỉnh, tháng 12/2016: 4 tỉnh, tháng 3/2017: 13 tỉnh, tháng 4/2017: 14 tỉnh). Thời điểm thực hiện mức giá có tiền lương của Thông tư 02/2017/TT-BYT chia làm 6 đợt (năm 2017 điều chỉnh 48 tỉnh/thành phố; năm 2018 tại 15 tỉnh/thành phố).
Qua quá trình thực tế triển khai, ngành Y tế nhận thấy rằng, Thông tư 37 và Thông tư 02 là một bước tiến lớn trong lộ trình tính đúng, tính đủ giá dịch vụ tiệm cận theo giá thị trường. Qua đó, góp phần làm tăng tỷ lệ tham gia BHYT toàn dân, tăng số đơn vị tự đảm bảo chi thường xuyên, giảm số người hưởng lương từ NSNN.
Theo đó, chỉ riêng số người hưởng lương từ ngân sách đã giảm 22.613 người (của 20 bệnh viện), tiền lương phải chi khoảng 1.881,1 tỷ đồng/năm, giảm ngân sách cấp cho các bệnh viện (TP. Hồ Chí Minh khoảng 1.200 tỷ đồng, Thái Nguyên khoảng 170 tỷ đồng, Nghệ An khoảng 330 tỷ đồng, Bình Định 110 tỷ đồng…).
"Việc điều chỉnh giá trên cũng đã tạo điều kiện quan trọng giúp các bệnh viện phát triển, mở rộng cung ứng dịch vụ y tế thiết yếu cho xã hội. Từng bước tiến tới xóa bỏ chênh lệch về giá dịch vụ khu vực công và khu vực tư, giúp y tế tư nhân phát triển bình đẳng với y tế công lập" - Thứ trưởng Phạm Lê Tuấn nhấn mạnh.
Vẫn quá tải trong khám chữa bệnh tại các bệnh viện
Bà Lan Anh - Phó Giám đốc Bệnh viện đa khoa tỉnh Yên Bái cho rằng, liên Bộ Tài chính và Y tế nên có phương án tính đúng, tính đủ giá dịch vụ y tế so với giá thời điểm hiện tại. Bởi theo cách tính cũ, tiền lương vẫn tính theo mức giá cũ 1.150.000 đồng, hiện nay là 1.300.000 đồng từ 1/7/2018 tăng lên 1.390.000 đồng. Còn trong dự toán 2018 các đơn vị có thu phải tự bảo đảm tiền lương tăng thêm khi tăng lương tối thiểu.
Ngoài ra, định mức nhân lực theo thực tế chưa đáp ứng chăm sóc toàn diện để có thể đột phá nâng cao chất lượng dịch vụ, chưa tính chi phí quản lý, chưa tính khấu hao nên khó khăn trong việc vay vốn để đầu tư. Từ đó chưa tạo được sự công bằng trong phát triển mạng lưới bệnh viện khu vực tư và khu vực công.
Còn theo ý kiến đóng góp của ông Trần Thái Sơn - Phó trưởng phòng Tổng hợp Bệnh viện Bạch Mai, giá các dịch vụ như chuẩn đoán hình ảnh X quang, siêu âm nên tính theo năm chứ không tính theo quý. Bởi thông thường quý I thì không có nhiều bệnh nhân tham gia chiếu chụp, trong khi quý II thì lại tập trung nhiều bệnh nhân.
Còn theo ông Vũ Văn Long - Phó Giám đốc Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh, hiện một số dịch vụ nhỏ như: Khám thai, nội soi tai mũi họng (một số bệnh lý được thanh toán, một số không được thanh toán)… Do đó, ông Long đề nghị tới đây ngành Y tế nên kết hợp với Bảo hiểm xã hội (BHXH) xây dựng cơ chế thanh toán đầy đủ hơn cho một số bệnh nêu trên. Vì trên thực tế, tuy là những là thủ thuật nhỏ thông thường nhưng lại có số lượng bệnh nhân khám, chữa bệnh lớn, nếu được bảo hiểm tính thanh toán, sẽ tạo điều kiện cho người dân chăm sóc sức khỏe tốt hơn.
Trả lời những thắc mắc của các đơn vị, ông Nguyễn Nam Liên - Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính (Bộ Y tế) cho biết, phần lớn các đơn vị thực hiện tốt, nghiêm các quy định chuyên môn, đảm bảo chất lượng khám chữa bệnh, song cũng còn tồn tại không ít vướng mắc. Cụ thể, số người khám/1 bàn quá lớn, không đảm bảo được chất lượng khám chữa bệnh. Số lượng người điều trị nội trú tăng nhanh, cơ vật chất, nguồn nhân lực chưa đủ đáp ứng…
“Theo Bộ Y tế, phương án giải quyết phải đảm bảo hài hòa quyền lợi người bệnh theo quy định của BHYT, bệnh viện cần có kinh phí để thực hiện các dịch vụ cho người bệnh và khả năng cân đối của quỹ BHYT. Đặc biệt cân đối trong giai đoạn chưa được điều chỉnh mức đóng BHXH. Ngoài ra, cần thống nhất giữa BHXH với cơ sở khám chữa bệnh để giải quyết, thanh toán dứt điểm những khoản còn treo, chưa thống nhất quyết toán. Từ đó, giúp các bệnh viện thực hiện cơ chế tự chủ tài chính, giúp cơ quan tài chính nắm được tình hình tài chính của bệnh viện, tham mưu cho UBND giao tự chủ, cấp ngân sách” - ông Nguyễn Nam Liên nhận định./.
Văn Nam